agribank-vietnam-airlines

Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội: Góc nhìn từ một nhà báo quốc tế

Đỗ Lê thực hiện
Đỗ Lê thực hiện  - 
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 được tổ chức ở Hà Nội là sự khẳng định Việt Nam ở vị thế một nước đối tác cho hòa bình, phát triển và điều này là rất tốt, rất quan trọng cho hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế...
aa
Sẵn sàng cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên
Phát hành bộ tem chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều
Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội: Góc nhìn từ một nhà báo quốc tế
Ông José Carlos Matias

Đó là nhận định được ông José Carlos Matias, Tổng biên tập trang tin http://www.plataformamacau.com trao đổi với Thời báo Ngân hàng trong thời gian tham dự đưa tin về hội nghị này.

Ông có thể cho biết cảm nhận của mình về Hà Nội và người dân nơi đây?

Đây là lần đầu tiên tôi đến Hà Nội và vừa đến hôm qua thôi nhưng đã kịp đi ăn ở quán bún chả nơi Tổng thống Mỹ Obama trước đây đã đến ăn khi ông ấy thăm Việt Nam năm 2016. Bún chả rất ngon. Tôi rất vui khi tới Việt Nam lần này. Dù mới tới Hà Nội nhưng tôi đã tận hưởng được không khí dễ chịu của Hà Nội, đã cảm nhận được phần nào sự thân thiện và gần gũi của người dân tại Thủ đô của các bạn.

Chắc chắn trong tương lai và hy vọng là ngay trong năm nay thôi, tôi sẽ có dịp quay lại Việt Nam cùng với gia đình của mình trong một kỳ nghỉ, một chuyến du lịch để được đi tới nhiều nơi của Việt Nam, được tận hưởng vẻ đẹp Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về Trung tâm báo chí, như thấy còn có bất tiện gì hay cần hỗ trợ gì thêm không?

Cho đến lúc này tôi thấy trung tâm hoạt động tốt và không cần hỗ trợ thêm gì. Hơn nữa tôi thấy Trung tâm báo chí có khung cảnh bên ngoài rất rộng và đẹp nên thuận tiện cho các nhà báo hình, báo ảnh tác nghiệp.

Đến Việt Nam tham dự đưa tin, ông mong chờ gì từ hội nghị lần này?

Lần trước tôi đã đến Singapore để đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh lần 1 và lần này may mắn lại được cử tham dự lần Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội để một lần nữa nhìn xem sự kiện lịch sử này biến chuyển như thế nào. Tức là trong gần 1 năm qua, tôi đã có cơ hội theo dõi vấn đề này. Điều rất đáng ngạc nhiên là lãnh đạo của hai nước có thể ngồi lại với nhau như vậy. Nhưng kết quả từ hội nghị lần 1 tại Singapore cho thấy các vấn đề đạt được khá chung chung và không cho thấy rõ được các bước đi đã hoặc sẽ được hai bên thực hiện như thế nào.

Vì thế điều mà tôi mong đợi ở Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2 này là một lộ trình (roadmap) cho vấn để phi hạt nhân hóa và cho vấn đề bình thường hóa quan hệ. Vì thế tôi cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh lần 1 tại Singapore quan trọng vì là bước khởi đầu, nhưng Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2 tại Hà Nội này thậm chí sẽ còn quan trọng hơn về mặt các kết quả cụ thể sẽ đạt được chứ không chỉ mang tính tượng trưng như Hội nghị Thượng đỉnh lần 1.

Tôi rất kỳ vọng Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội sẽ ghi nhận sự chuyển động thực sự, có các hành động thực sự, nhờ đó có thể tạo ra hòa bình trong khu vực. Điều này rất quan trọng và tốt cho tất cả mọi người, dù không dễ dàng.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của Việt Nam trong tổ chức sự kiện lần này?

Đây là một lựa chọn tốt. Việc chọn Việt Nam rất có ý nghĩa bởi nhiều yếu tố: Cả về lịch sử Việt Nam với những gì diễn ra trong quá khứ cũng như một Việt Nam hiện tại. Trong quá khứ, Việt Nam có những vấn đề với Mỹ, đặc biệt là trải qua một cuộc chiến tranh. Nhưng quan hệ Mỹ - Việt Nam trong những năm qua có những tiến triển vượt bậc. Và việc Hội nghị Thượng đỉnh lần này được tổ chức ở Hà Nội là sự khẳng định Việt Nam ở vị thế một nước đối tác cho hòa bình và phát triển và tôi nghĩ điều này là rất tốt, rất quan trọng cho hình ảnh của đất nước các bạn.

Dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này nhưng tôi nghĩ ông Chủ tịch Kim Jong-Un cũng như đất nước Triều Tiên cảm thấy thoải mái với Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam từng có thời kỳ chiến tranh, đất nước bị chia cắt nhưng sau đó dần dần đã thống nhất được đất nước. Bán đảo Triều Tiên thì hiện chưa thống nhất nhưng rất có thể một ngày nào đó điều này cũng sẽ diễn ra.

Ngoài ra, có một thực tế là Việt Nam cũng là một nước XHCN giống như Triều Tiên và Việt Nam đã quản lý tốt đất nước, mở cửa với thế giới và theo đuổi các cải cách kinh tế. Tôi nghĩ quy mô nền kinh tế Việt Nam lại khá tương đồng, nên sẽ rất tốt cho Triều Tiên nếu họ đa dạng hóa được các mối liên kết quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Lê thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data