agribank-vietnam-airlines

Thực phẩm ngoại vẫn đầy ắp chợ Việt

Thanh Thanh
Thanh Thanh  - 
Hiện nay tại tất cả hệ thống siêu thị lớn nhỏ, cửa hàng tiện lợi, quầy sạp tại chợ truyền thống ở TP. Hồ Chí Minh, thực phẩm ngoại nhập vẫn bán với số lượng rất lớn.
aa

Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới từ đầu năm đến nay, nhưng thị trường trong nước vẫn nhiều hàng hóa nhập khẩu. Trong đó, các nhóm hàng như thực phẩm tươi sống, đồ khô, thực phẩm đông lạnh (thịt gia súc gia cầm, thủy hải sản…) hay hàng tiêu dùng (hóa mỹ phẩm, gia dụng, đồ dùng nhà bếp…) chiếm số lượng lớn, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm đến nay, lượng thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 31,7%. Cùng với các quốc gia khác như Ấn Độ, Na Uy, thì các nước Đông Nam Á là những thị trường lớn hàng đầu cung cấp thủy sản cho Việt Nam với kim ngạch đạt trên 100 triệu USD/thị trường. Nếu Ấn Độ và Bangladesh, Thái Lan cung cấp nguồn thủy sản nguyên liệu để doanh nghiệp Việt chế biến hàng xuất khẩu, thì các nước Nhật Bản, Canada, Na Uy… là nơi cung cấp thủy sản cho tiêu thụ nội địa. Mặc dù so với cùng kỳ năm 2019, nguồn cung thủy sản tiêu thụ có giảm (như thị trường Na Uy sụt giảm 8,3% so với cùng kỳ 2019), nhưng số lượng nhập khẩu vẫn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, với giá trị trên 117,73 triệu USD/đến nửa tháng 8/2020. Kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản với các loại cá, tôm, cua lên đến đạt 101,52 triệu USD.

Tốc độ nhập khẩu nhóm mặt hàng trái cây tươi mặc dù có chậm lại, nhưng số lượng giảm không đáng kể (đến nửa tháng 8/2020 đạt kim ngạch nhập khẩu gần 670 triệu USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2019). Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất là từ Thái Lan với khoảng 564 triệu USD, kế đến là Trung Quốc với 420 triệu USD, Hoa Kỳ đạt gần 262 triệu USD, Australia đạt gần 103 triệu USD. … Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu hàng chục triệu USD rau quả từ các thị trường khác như New Zealand, Hàn Quốc, Nam Phi, Chi Lê. Đáng chú ý, ngoại trừ Thái Lan có kim ngạch nhập khẩu rau quả vào Việt Nam giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, các thị trường còn lại đều có mức tăng khá cao. Điển hình như nhập khẩu rau quả từ Chi Lê tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, lên mức 29,3 triệu USD, từ Hoa Kỳ tăng 47%, lên gần 262 triệu USD. Các thị trường khác như Hàn Quốc, Nam Phi, New Zealand cũng có mức tăng cao trên 30%…

Mặc dù Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh, nhưng rất nhiều nước vẫn xem đây là thị trường tiềm năng của các loại trái cây, rau quả tươi (táo, cam, nho, lê….). Vì vậy, hiện nay tại tất cả hệ thống siêu thị lớn nhỏ, cửa hàng tiện lợi, quầy sạp tại chợ truyền thống ở TP. Hồ Chí Minh, thực phẩm ngoại nhập vẫn bán với số lượng rất lớn. Cụ thể, tại Co.op Mart, Aeon Mall, Vinmart… trái cây ngoại như táo, lê, chiếm số lượng lớn hơn hàng Việt Nam.

Cùng với đó tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi chuyên kinh doanh thực phẩm nhập khẩu như Annam Gourmet (thực phẩm Châu Âu, Hoa Kỳ), Akuruhi (Nhật Bản)… trên các quầy kệ có vài trăm loại thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản cả tươi sống và đông lạnh… Không chỉ phong phú về số lượng, mà giá cả cũng được người bán điều chỉnh hợp lý hơn, tiết kiệm hơn cho người tiêu dùng thông qua khuyến mãi, giảm giá, tặng kèm sản phẩm.

Đặc biệt, trong tuần lễ có ngày Quốc khánh 2/9, gần như tất cả các siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như Co.op Mart, Vinmart, Satra… đều có chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu hay mua một tặng một dành cho khách mua thực phẩm, hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu (có cả hàng nhập khẩu). Các siêu thị ngoại như Aeon Mall, Lotte Mat giảm từ 15% - 20% nhóm thịt gia súc đông lạnh (bò) nhập khẩu, hay giảm 30% nhóm thủy hải sản tươi sống và đông lạnh nhập khẩu (cua hoàng đế, cá hồi, cá trứng…). Hiện nay, người kinh doanh vẫn chuẩn bị nguồn hàng nhập khẩu rất phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Thanh Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data