agribank-vietnam-airlines

Thực hiện mục tiêu kép: Tài khóa vẫn còn nhiều dư địa

Đỗ Lê thực hiện
Đỗ Lê thực hiện  - 
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam, để đạt được mục tiêu kép, Việt Nam phải quyết liệt phát huy vai trò của chính sách tài khóa (CSTK), đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và các gói trong Chương trình phục hồi.
aa
thuc hien muc tieu kep tai khoa van con nhieu du dia Kiểm soát lạm phát cần sự đồng hành của tài khóa
thuc hien muc tieu kep tai khoa van con nhieu du dia
Ông Nguyễn Minh Cường

Trong báo cáo cập nhật mới đây, ADB giữ quan điểm lạc quan về triển vọng Việt Nam. Theo ông, cơ sở của những lạc quan đó là gì?

Sự phục hồi tăng trưởng của Việt Nam trong 2022 và dự kiến trong năm 2023 quan trọng nhất vẫn là nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô (KTVM) ổn định. Đây có thể xem là điểm khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với các nước khác. Bởi nhìn chung, các động lực tăng trưởng như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của Việt Nam cũng có sự phục hồi khá tương đồng với các nước khác trong bối cảnh những tác động tiêu cực từ đại dịch giảm đi. Nhưng điểm khác biệt là nền tảng KTVM của Việt Nam rất ổn định và nền tảng này được xây dựng trong nhiều năm qua. Do đó, ngay cả trong giai đoạn đại dịch và đặc biệt là giai đoạn phục hồi sau đại dịch hiện nay, sự ổn định của nền tảng KTVM đã tạo điều kiện để kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh và bền vững. Nền tảng KTVM ổn định không chỉ tạo ra động lực cho tăng trưởng, mà còn tạo dư địa để nhà điều hành linh hoạt trong ứng phó với biến động có thể xảy ra từ giờ đến cuối năm. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để vừa qua, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn, trong khi các nền kinh tế khác hoặc bị hạ xuống hoặc giữ nguyên.

Bên cạnh đó, dù còn nhiều thách thức và bất định, đặc biệt từ môi trường bên ngoài nhưng đà phục hồi nhanh hơn dự kiến của ngành dịch vụ và tiêu dùng nội địa, giải ngân vốn FDI; và việc Chính phủ quyết liệt thúc đẩy giải ngân đầu tư công, NHNN tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ (CSTT) linh hoạt và thận trọng, khu vực doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh... sẽ là những yếu tố giúp nền kinh tế tiếp tục phục hồi, bù đắp cho những động lực dự kiến sẽ giảm sút như xuất khẩu do ảnh hưởng của cầu trên thị trường thế giới đang yếu đi.

Như vậy, việc Chính phủ lựa chọn vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng vẫn phải giữ ổn định vĩ mô, tăng sức chống chịu của nền kinh tế là hợp lý?

Thực tế, bất cứ nền kinh tế nào cũng muốn cùng lúc vừa có được tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát được lạm phát chứ không muốn rơi vào tình thế buộc phải lựa chọn giữa tăng trưởng và chống lạm phát. Tuy nhiên thực tế hiện nay, khi tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát tăng vọt và bất định cũng gia tăng khiến cho chỉ có những quốc gia nào còn dư địa để cùng lúc đạt được cả hai mục tiêu trên mới có thể theo đuổi “mục tiêu kép” như vậy. Những nền kinh tế không còn dư địa thì buộc phải chọn một trong hai mục tiêu này; và thông thường là họ buộc phải chọn chống lạm phát. Đây là thực tế mà chúng ta thấy rất rõ trong bối cảnh hiện nay, như ở các nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Với các nền kinh tế châu Á nói chung, trong đó có Việt Nam thì chưa bị đặt vào tình thế buộc phải lựa chọn một cách khắc nghiệt như vậy, nên việc cố gắng dung hòa giữa kiềm chế lạm phát, đồng thời vẫn đảm bảo được tăng trưởng là hợp lý. Điều này thể hiện rõ nhất ở Việt Nam, khi cả CSTK và CSTT đều cố gắng hướng đến sự cân bằng đó, để đạt được cùng lúc cả hai mục tiêu.

thuc hien muc tieu kep tai khoa van con nhieu du dia
Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Đánh giá của ông về điều hành CSTT thời gian qua và dư địa các chính sách điều hành từ nay đến cuối năm?

Nhìn chung, điều hành CSTT thời gian vừa qua rất linh hoạt và hiệu quả, qua đó vừa giúp kiểm soát lạm phát, vừa có dư địa để hỗ trợ cho tăng trưởng. Điều hành tín dụng và tỷ giá của NHNN cho thấy rõ sự linh hoạt này. Cụ thể như năm nay, để vừa giúp kiềm chế lạm phát, ổn định KTVM, vừa hỗ trợ cho tăng trưởng, mức tăng trưởng tín dụng 14% là linh hoạt và hợp lý. Cùng với đó, việc giữ được tỷ giá tương đối ổn định vừa hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu, vừa giúp cho VND ổn định hơn so với các đồng tiền khác.

Tuy nhiên nhìn về tương lai, trước mắt là từ nay đến cuối năm, dư địa điều hành CSTT giảm đi rất nhiều, đặc biệt sau lần tăng lãi suất mạnh của Fed vào tháng 9/2022 và có thể tiếp tục các lần tăng nữa trong năm nay, cùng với đó là nhu cầu vốn trong nước đang và sẽ đặt ra những sức ép lớn hơn nữa lên tỷ giá, lãi suất…

Trong khi dư địa CSTT ngày càng hạn hẹp đi thì CSTK vẫn có dư địa tương đối tích cực (bội chi, nợ công nằm trong tầm kiểm soát, thu ngân sách tốt…). Nói cách khác, dư địa về CSTT bị thu hẹp hơn nhưng Việt Nam vẫn có dư địa nhiều hơn về CSTK để thực hiện “mục tiêu kép”, không chỉ trong năm nay mà cả năm 2023.

Thế nhưng, dư địa về thời gian là điều Việt Nam đang rất cần. Có nhiều việc thực hiện rất chậm, đặc biệt là giải ngân đầu tư công, nên sẽ không hỗ trợ tốt cho phục hồi nếu không được cải thiện. Vì vậy, Việt Nam cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề dư địa thời gian.

Hiện một số động lực tăng trưởng đang có dấu hiệu suy giảm (như tăng trưởng của khu vực nông nghiệp có thể giảm do chi phí đầu vào cao; xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo có thể giảm do cầu trên thị trường thế giới giảm…). Bên cạnh đó, một động lực tăng trưởng quan trọng nữa trong quý IV tới và cả năm 2023 là giải ngân đầu tư công và các gói trong Chương trình phục hồi.

Dư địa CSTK còn lớn nhưng quan trọng là hiệu quả thực hiện đến đâu. Do đó, Việt Nam phải hết sức tranh thủ thời gian từ nay đến cuối năm để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, qua đó vừa hỗ trợ phục hồi, giúp tạo thêm việc làm trong khi điều này không tạo áp lực quá lớn, ngay lập tức đến lạm phát.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Lê thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data