agribank-vietnam-airlines

Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, bám sát thực tế

Hương Giang
Hương Giang  - 
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I/2021 và kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng diễn ra vừa qua (22/4), đại diện lãnh đạo các vụ, cục của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông tin và giải đáp một số vẫn đề “nóng” về chính sách tiền tệ được dư luận quan tâm trong thời gian qua.
aa
thuc hien chinh sach tien te linh hoat bam sat thuc te
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ phát biểu tại buổi họp báo

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ:

Mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục ổn định

Năm 2020, NHNN đã điều chỉnh lãi suất mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây với 3 lần hạ lãi suất điều hành. Vì vậy, mặt bằng lãi suất trên thị trường cũng theo định hướng của NHNN giảm dần. Với trên 9 triệu tỷ đồng dư nợ và trên 10 triệu tỷ đồng huy động từ nền kinh tế, độ trễ có, định hướng điều chính sách tiền tệ cần thời gian để mặt bằng lãi suất giảm xuống. Thực tế đã chứng minh, trong năm 2020, mặt bằng lãi suất cho vay và huy động đã giảm khoảng 1% như số liệu NHNN đã thu thập được.

Trong 3 tháng đầu năm nay, xu hướng giảm lãi suất tiếp diễn. Có thể khẳng định được định hướng cho thị trường cần có độ trễ nhất định. Qua quan sát, do thanh khoản hiện nay khá tốt nên trước mắt lãi suất vẫn sẽ ổn định và trong điều kiện có cơ sở tiếp tục kiểm soát thì lãi suất có thể giảm trong thời gian tới.

Còn lãi suất cho vay cũng giống lãi suất huy động, ngành Ngân hàng phải cân đối lợi ích của cả người gửi tiền lẫn người vay vốn, cộng với bối cảnh của lạm phát, tỷ giá… thì lãi suất cho vay cũng phải có diễn biến phù hợp với mức độ thanh khoản, đầu vào của các tổ chức tín dụng, yếu tố khác của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, lãi suất sẽ tiếp tục ổn định.

Còn tín dụng, NHNN giao chỉ tiêu tín dụng là cần thiết trong điều hành đảm bảo an toàn vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo thanh khoản, ổn định lãi suất trên thị trường trong nhiều năm qua. Với bối cảnh với quy mô tín dụng khá lớn, nền kinh tế dựa vào nhiều tín dụng ngân hàng, việc kiểm soát tốc độ tăng tín dụng rất là cần thiết, giao chỉ tiêu hàng năm cho từng tổ chức tín dụng, tuỳ diễn biến trong năm có thể điều chỉnh phù hợp thực tế, thực hiện theo định hướng đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, khuyến khích tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro.

thuc hien chinh sach tien te linh hoat bam sat thuc te
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế phát biểu tại buổi họp báo

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế:

Tín dụng vào bất động sản, chứng khoán không tăng đột biến

Từ 2018-2020, tăng trưởng tín dụng bất động sản lần lượt là 26,76%, 21,53% và 11,89%. Nếu so sánh với cùng kỳ của các năm trước, mức tăng khoảng 3% trong 3 tháng đầu năm, dù cao hơn năm 2020 do bị ảnh hưởng Covid-19 nhưng vẫn thấp hơn những năm trước đó, cho nên chúng tôi đánh giá là không tăng đột biến. Tín dụng vào bất động sản của toàn Ngành chiếm khoảng 19% trên tổng dư nợ của nền kinh tế. Như vậy, hiện nay NHNN đang kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản

Tăng trưởng nóng bất động sản, theo các chuyên gia đánh giá, xuất phát từ việc nhà đầu tư có hiện tượng đầu cơ, lướt sóng do một số địa phương ban hành bảng giá tăng từ 15-20%.

Ngoài ra thị trường chứng khoán cũng có dấu hiệu tăng. Với chứng khoán, tổng dư nợ cho vay chứng khoán quý I/2021 là 45.300 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,5% tổng dư nợ của nền kinh tế. Về quy mô, tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán không lớn, khoảng 9,5 triệu tỷ đồng.

Tuy nhiên, NHNN cũng đánh giá bất động sản và chứng khoán là hai lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nên vẫn sẽ tăng cường chỉ đạo, giám sát để siết chặt dòng tiền, kiểm tra, kiểm soát sau cho vay đối với các lĩnh vực này.

Đối với các giải pháp tránh rủi ro, NHNN đã ban hành các quy định nhằm hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Ví dụ như NHNN đã ban hành Thông tư quy định tỷ lệ an toàn trong đó điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (hiện đang áp dụng 40%). Ngoài ra, áp dụng tăng hệ số rủi ro trong tín dụng để tăng cường giám sát và hạn chế các khoản vay vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản. Ví dụ như là các hợp đồng tín dụng có mức từ 4 tỷ đồng trở lên áp dụng hệ số rủi ro 150%...

thuc hien chinh sach tien te linh hoat bam sat thuc te
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán phát biểu tại buổi họp báo

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán:

Đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi tham gia Mobile Money

Với Mobile Money, NHNN xác định đầu tiên phải theo hướng bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng trên 3 khía cạnh.

Thứ nhất là tiền, tiền của tất cả khách hàng sử dụng Mobile Money, các nhà mạng phải gửi ở ngân hàng, không được sử dụng với mục đích khác.

Thứ hai là về thông tin, hệ thống Mobile Money được xây dựng dựa trên yêu cầu thông tin cấp độ của quốc gia để bảo vệ thông tin cho khách hàng tuyệt đối.

Thứ ba là khi có tiền trong Mobile Money, khách hàng được sử dụng tất cả các dịch vụ một cách hợp pháp.

Với băn khoăn về thời điểm 2 năm có đủ thực hiện thí điểm thì Quyết định 316 nêu rõ, 2 năm kể từ ngày doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép thí điểm chứ không phải 2 năm kể từ ngày 9/3/2021.

Theo đánh giá của NHNN và các bộ, ngành khi xây dựng Quyết định 316, các bên đều cho rằng thí điểm Mobile Money trong 2 năm sẽ đủ để chúng ta nhận diện vấn đề, tổng kết xây dựng quy định nếu như tác động đến nền kinh tế.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Sáng 9/4, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Bế giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22

Chiều ngày 31/1/2024, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ bế giảng lớp Cao cấp Lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22, khóa học 2023 - 2024 cho 53 học viên đến từ các Vụ, cục, đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan là Bộ, ngành Trung ương tại Hà Nội.

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2023

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2023 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Sự kiện do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức.

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát gia tăng

Nhu cầu tiêu dùng tăng dịp cuối năm, thị trường xăng dầu còn nhiều bất định vì phụ thuộc diễn biến kinh tế - chính trị trên thế giới, giá điện bình quân vừa tăng thêm 4,5%... là những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng cuối năm. Theo các chuyên gia, tuy lạm phát năm nay vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng các yếu tố trên có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trong năm tới.

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng

Chiều 18/9/2023, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo liên quan đến việc tổ chức hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin ASEAN lần thứ 16 và các hội nghị liên quan (AMRI 16).

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngành

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế đặt ra đối với công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cần tiếp tục quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, cũng như chiến lược phát triển, đòi hỏi mới từ thực tiễn của ngành Ngân hàng

Công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2023

Chủ đề chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm nay là “Kết nối dữ liệu, thúc đẩy thanh toán thông minh”. Hội thảo Quốc gia Ngày không tiền mặt năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16/6 tới đây.

Năm nhiệm vụ trọng tâm triển khai Quy hoạch điện VIII

Ngày 19/5/2023, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023, với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, các Tập đoàn năng lượng (EVN, PVN, TKV) và cơ quan truyền thông.

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 15/5, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Thoibaonganhang.vn trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đánh giá một cách khách quan và toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ đầu nhiệm kỳ đến nay”.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII

Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII (Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ) chính thức khai mạc sáng 15/5 tại Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, Hội nghị diễn ra từ ngày 15-17/5.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data