Thúc đẩy sản phẩm cá ngừ Việt Nam vào châu Âu
![]() | Thị trường xuất khẩu phục hồi, doanh nghiệp lạc quan? |
![]() | Tổng sản lượng thủy sản quý III/2020 ước đạt 2,3 triệu tấn |
![]() | “Giải cứu” do... vỡ quy hoạch |
48 tấn cá ngừ của Công ty TNHH Hải Vương (Khánh Hòa) vừa lên đường sang Tây Ban Nha, hưởng những ưu đãi theo Hiệp định EVFTA. Đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu nhiều mặt hàng nông-thủy sản của Việt Nam. Riêng với ngành thủy sản, với 220 mặt hàng thủy sản, vốn có thuế suất cơ sở cao (từ 0 đến 22%) sẽ được giảm về 0% kể từ ngày 1/8. Riêng cá ngừ đông lạnh dạng fillet và loin, thuế suất cơ bản từ 18% sẽ được giảm về 0% theo lộ trình 3 năm; cá ngừ đóng hộp EU dành cho Việt Nam có hạn ngạch là 11.500 tấn/năm. Đây được coi như cơ hội lớn để doanh nghiệp mở rộng thị trường và tận dụng lợi thế cạnh tranh với đối thủ các nước như Thái Lan (đang chịu mức thuế là 18-24%), đại diện Công ty TNHH Hải Vương cho hay.
![]() |
Sản phẩm cá ngừ đại dương rất được ưa chuộng tại thị trường châu Âu |
Hiện Thái Lan và Trung Quốc là hai quốc gia đang nắm giữ thị phần xuất khẩu lớn nhưng đều chưa ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU và cũng không phải là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Do đó, mặt hàng cá ngừ của Việt Nam có lợi thế về thuế so với 2 quốc gia này tại 2 khu vực thị trường lớn là EU và CPTPP. Tuy nhiên, muốn tận dụng triệt để ưu đãi, các doanh nghiệp cần tuân thủ tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kháng sinh…
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, cá ngừ là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim ngạch cao của Việt Nam vào thị trường EU, hiện nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp của người châu Âu tăng mạnh do tác động của đại dịch Covid-19. Tính đến hết tháng 7/2020, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường EU đạt trung bình khoảng 10,5 triệu USD/tháng. Từ ngày 1/8/2020 - sau khi EVFTA có hiệu lực, giá trị xuất khẩu cá ngừ đã tăng lên 11,4 triệu USD (tăng 8,6%) và tháng 9 là 11,9 triệu USD tăng 13,3% so với các tháng trước đó.
Để sẵn sàng đón cơ hội từ EVFTA, trong thời gian qua, các doanh nghiệp thủy sản đã chuẩn bị tích cực về mọi mặt, như đáp ứng các hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics… Đặc biệt, Việt Nam cũng đang huy động toàn bộ hệ thống chính trị, nỗ lực ở mức cao nhất để tháo gỡ thẻ vàng của EC, đảm bảo phát triển bền vững và giữ uy tín của ngành thủy sản. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc cấm sử dụng chất chống ô xy hóa để bảo quản sản phẩm thức ăn thủy sản, hạn chế đến mức cao nhất đối với một số sản phẩm có nguồn gốc sinh vật gây bệnh nhất định, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Với bối cảnh đó, dự báo, tổng giá trị cá ngừ xuất sang thị trường EU trong năm 2020 sẽ đạt kim ngạch 123 triệu USD, đồng thời tăng cường lợi thế để cá ngừ Việt Nam vào thị trường này. Ở chiều ngược lại, đây cũng là lúc các doanh nghiệp và ngư dân cần nhanh chóng tự hoàn thiện mình thông qua việc đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất và phương pháp đánh bắt theo khuyến cáo của EC, đóng góp đáng kể vào nỗ lực khắc phục thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam.
Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam đang xây dựng 2 chuỗi giá trị cho cá ngừ vây vàng và sọc dưa theo Chương trình cải thiện nghề cá ngừ đại dương (FIP) phạm vi thế giới và đạt chứng chỉ quốc tế. Theo đó, chuỗi giá trị này sẽ tập trung giải quyết tốt 3 mắt xích quan trọng. Cụ thể, với ngư dân và tàu thu mua, Hiệp hội đang tập trung hỗ trợ, đào tạo ngư dân để đạt mục tiêu "cung cấp các sản phẩm cá ngừ an toàn và minh bạch" bằng cách ghi nhật ký khai thác theo quy định; nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái, môi trường bằng các giải pháp kỹ thuật, tạo dựng thói quen không xả thải trên biển cho ngư dân.
Mắt xích tiếp theo là các nhà máy chế biến xuất khẩu. Hiện, với cá ngừ đại dương, đã có 23 nhà máy và 7 nhà mua hàng quốc tế trên toàn thế giới tham gia. Còn với cá ngừ sọc dưa, có 14 nhà máy chế biến đồ hộp và 4 nhà mua hàng quốc tế, qua đó xây dựng được mã truy xuất nguồn thủy sản. Mã truy xuất này được các nhà mua hàng quốc tế công nhận. Hiệp hội đang triển khai thí điểm truy xuất nguồn gốc điện tử tại Bình Thuận giúp minh bạch hóa các sản phẩm cá ngừ.
Mắt xích thứ 3 là nhà mua hàng, Hiệp hội đã liên kết được 7 nhà mua hàng cá ngừ đại dương và 4 nhà mua hàng cá ngừ sọc dưa ở các thị trường quốc tế có trách nhiệm hỗ trợ ngược lại giúp Việt Nam cải thiện nghề cá.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
