agribank-vietnam-airlines

Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Armenia

Thái Hoàng
Thái Hoàng  - 
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Armenia còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của mỗi nước.
aa

Theo Bộ Ngoại giao, từ ngày 4-7/7, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam. Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, nhất là trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng.

Cộng hòa Armenia nằm ở Tây Á, thuộc khu vực Caucasus, giáp Azerbaijan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Giữa những năm 90, Armenia bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích sản xuất trong nước. Những năm gần đây, tốc độ phát triển của Armenia tương đối ổn định, lạm phát thấp.

Việt Nam và Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992, Armenia chính thức mở Đại sứ quán tại Việt Nam vào năm 2013. Dù hai nước cách nhau khá xa về địa lý nhưng lại có những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, nên sớm đến với nhau, cùng nhau chia sẻ, hợp tác và phát triển. Hai nước hiện đang duy trì hợp tác ở cấp cao và tích cực đẩy mạnh quan hệ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại và nhân đạo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Armenia
Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang Armenia

Quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển tốt đẹp. Hai bên luôn phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế. Về kinh tế, thương mại, do Armenia là nước nhỏ, địa lý xa xôi, tiềm năng kinh tế không lớn nên quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam còn ở mức thấp.

Theo đó, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Armenia năm 2015 đạt 6,1 triệu USD; năm 2016 đạt 2,4 triệu USD (giảm 62% so với năm 2015); năm 2018 đạt 3,6 triệu USD.

Theo đánh giá, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của mỗi nước. Tuy nhiên, với mối quan hệ bền chặt và không ngừng được củng cố, dự báo quan hệ kinh tế giữa Armenia và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhờ Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu và Việt Nam (Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Armenia) đã ký chính thức vào ngày 29/5/2015. Việt Nam và Armenia đã có cơ chế Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học, kỹ thuật, đã họp khóa đầu tiên vào năm 2017 tại Hà Nội.

Với mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, hai bên cho rằng, Việt Nam và Armenia đang có một nền tảng tích cực cần thúc đẩy đưa quan hệ kinh tế, thương mại phát triển tương xứng với quan hệ chính trị; đồng thời với thế mạnh của mỗi bên có thể bổ trợ cho nhau. Trong đó, Việt Nam có thể xuất khẩu thủy sản, nôngsản, hàng điện tử và dệt may vào Armenia; nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng, bông, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may, da giày từ Armenia.

Phía Armenia hiện có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng điện tử cao cấp, đồng, dây cáp, thuốc lá, sữa, thịt, rượu cô nhắc, đồ trang sức,... có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng ngũ cốc, đường, sản phẩm công nghệ cao và nhiên liệu. Đồng thời, Armenia đang ưu tiên phát triển khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ cao; phát triển dược phẩm và công nghệ sinh học, hóa chất, cơ giới hóa nông nghiệp và chế tạo máy. Vì vậy, đây cũng là lĩnh vực đầy tiềm năng để Việt Nam – Armenia khai thác, hợp tác.

Ngoài ra, yếu tố văn hóa, con người được coi là nền tảng vững chắc để Việt Nam và Armenia mở rộng hợp tác kinh tế trong thời gian tới, trên cơ sở hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Hai nước cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, nhân đạo và giao lưu nhân dân.

Ngày 6/7, trong khuôn khổ chuyến thăm của đoàn, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm và thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư với Armenia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ phối hợp với Đại sứ quán Armenia tại Việt Nam tổ chức Buổi làm việc của Thủ tướng Armenia với đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong các lĩnh vực: dệt-may, vàng bạc-đá quý, công nghệ thông tin, hàng công nghiệp nhẹ. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể trao đổi (hẹp) trực tiếp với Thủ tướng và các bộ trưởng về các vấn đề mình quan tâm với thị trường này.

Thái Hoàng

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data