Thừa Thiên - Huế: “Xanh hóa” các dự án đầu tư
![]() | Thừa Thiên - Huế chấp thuận đầu tư xây dựng dự án Chợ Lăng Cô |
![]() | Ngành Ngân hàng Thừa Thiên - Huế: Từ kháng chiến đến thời kỳ đổi mới |
Trong đó, nổi bật là dự án Laguna Lăng Cô (Singapore) tăng vốn đầu tư từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD; Công ty TNHH Bia Carlberg Việt Nam (Đan Mạch) 107,7 triệu USD; dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế (Nhật Bản) có số vốn đăng ký 169,67 triệu USD…
![]() |
Cảng Chân Mây - một trong những cảng lớn ở miền Trung. |
Các dự án đầu tư nước ngoài đã đóng góp khoảng 12% GRDP của Thừa Thiên - Huế, chiếm trên 25%/năm tổng thu ngân sách địa phương. Trong đó, Công ty TNHH Bia Carlberg Việt Nam bình quân đóng góp ngân sách hàng năm 2.300 - 3.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 20 - 25%/năm trong tổng thu ngân sách địa phương; khu vực FDI cũng giải quyết hơn 24.500 người lao động trên địa bàn.
Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Thừa Thiên - Huế đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nỗ lực đầu tư hạ tầng đảm bảo nhu cầu đầu tư cũng như tích cực cải thiện môi trường đầu tư thông qua các chương trình xúc tiến, quảng bá và cải thiện các chỉ số cấp tỉnh...
Đặc biệt, tăng trưởng xanh đang là mục tiêu xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Và để hiện thực hóa mục tiêu trên, việc định hình tăng trưởng xanh bắt đầu từ hoạt động xúc tiến đầu tư là mũi nhọn. Bởi vậy, Thừa Thiên - Huế đang ưu tiên kêu gọi đầu tư các nguồn năng lượng sạch, tái tạo như, điện gió, điện mặt trời, điện khí… để phát triển các nguồn năng lượng sạch, tái tạo hướng đến phát triển đô thị xanh, không gian khu công nghiệp xanh và bền vững.
Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các dự án vào lĩnh vực nông nghiệp với mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thương hiệu nông sản. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các dự án công nghệ cao, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0. Kêu gọi đầu tư dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, dự án khu vui chơi, giải trí, khu trưng bày và biểu diễn văn hóa Huế kết hợp khu mua sắm, góp phần làm phong phú các dịch vụ du lịch, tăng thời gian lưu trú của du khách khi đến địa phương.
Thừa Thiên - Huế từng tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư với chủ đề “Gặp gỡ Thừa Thiên - Huế xanh: Xác định tương lai tăng trưởng kinh tế xanh”, thể hiện quan điểm xuyên suốt: Đầu tư tăng trưởng xanh là mục tiêu mà địa phương đang hướng đến.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
