agribank-vietnam-airlines

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Các ngân hàng Việt cần có khát vọng vươn lên

PV
PV  - 
Các NHTM cũng phải tự tính toán, đẩy mạnh giải pháp nâng cao năng lực tài chính, năng lực điều hành và hiệu quả hoạt động, đảm bảo an toàn từng tổ chức và hệ thống...
aa
thu tuong chinh phu nguyen xuan phuc cac ngan hang viet can co khat vong vuon len Ngành Ngân hàng phải tiếp tục đóng góp cho sự thịnh vượng, hùng cường của đất nước
thu tuong chinh phu nguyen xuan phuc cac ngan hang viet can co khat vong vuon len Niềm tin vào ngân hàng Việt tăng cao
thu tuong chinh phu nguyen xuan phuc cac ngan hang viet can co khat vong vuon len
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2020 (sáng ngày 2/1/2020)

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá năm 2019 tốt hơn, toàn diện hơn, có những mức vượt bậc hơn so với năm 2018. Các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận xét mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng lên Việt Nam. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam có sự năng động, tính đúng đắn trong điều hành chính sách.

Trong những thành quả đạt được có sự đóng góp quan trọng của NHNN. Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô là điểm sáng của NHNN suốt từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Trong đó nổi bật là vai trò kiểm soát lạm phát thấp hơn đáng kể so với mức bình quân 4,74% của thế giới cho thấy, CSTT linh hoạt, điều hành bản lĩnh, đồng bộ của NHNN.

Song song với đó, tín dụng tăng gần 14% thấp hơn rất nhiều so với những năm trước, nhưng GDP lại đạt mức ấn tượng 7,02%. Điều đó cho thấy, dòng vốn ngân hàng đã đi đúng hướng, chất lượng tín dụng tăng. Với quy mô GDP nền kinh tế lên tới 270 tỷ USD, trong đó tín dụng đóng góp trên 8,2 triệu tỷ đồng là con số không hề nhỏ. Nhưng điều quan trọng hơn, tôi đánh giá cao là sự phối hợp của NHNN với các bộ, ngành trong điều hành vĩ mô, chính sách tài khóa để vừa đảm bảo lạm phát ở mức thấp, duy trì tăng trưởng kinh tế cao với mặt bằng lãi suất thấp.

Đặc biệt, NHNN đã linh hoạt, khéo léo trong điều hành khi mua vào để tăng dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục gần 80 tỷ USD, gấp 2,5 lần từ đầu nhiệm kỳ, nhưng không ảnh hưởng lớn đến lạm phát. Trong khi đó một số nước như Trung Quốc cùng kỳ dự trữ ngoại hối giảm 5%, Malaysia giảm, còn một số nước chỉ tăng nhẹ. Không những vậy, NHNN dùng ngoại hối này gửi lại các TCTD quốc tế, trong nước thu lãi gần 20.000 tỷ đồng, có thể nói là rất thành công.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng cải thiện đáng kể. Vốn điều lệ của các ngân hàng tăng dần qua các năm, tỷ lệ an toàn vốn – CAR trên 12% đảm bảo an toàn trong hoạt động. Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng tái cơ cấu thành công, xử lý nợ xấu tốt. Tôi đánh giá cao nhiều NHTM xung phong hỗ trợ Chính phủ thực hiện dự án về điện lực, giao thông, nông nghiệp... Bên cạnh đó, NHNN phối hợp với Bộ Công an, thực hiện đẩy lùi tín dụng đen nhất là tội phạm công nghệ cao; trong đó hai ngân hàng đóng góp tích cực nhất là Agribank và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Hệ thống ngân hàng nắm bắt xu hướng và cơ hội từ cuộc CMCN 4.0 khi tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ. Xu hướng ngân hàng số và sử dụng công nghệ bắt đầu cung ứng các sản phẩm tiện ích trên nền tảng công nghệ...

Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam có một cơ đồ như hôm nay, nhưng đối với hệ thống chính sách tiền tệ còn nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2020 có nhiều vấn đề đặt ra để suy nghĩ. Rủi ro gia tăng từ kinh tế tài chính toàn cầu...

Bên cạnh thành quả nhiều mặt, ngành Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế, bất cập, thách thức đặc biệt là cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu. Tiềm lực tài chính ngân hàng còn hạn chế, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, dịch vụ còn nghèo nàn, trình độ quản trị và công nghệ còn thấp so với thế giới. Xử lý các TCTD yếu kém còn nhiều trở ngại, khó khăn. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn còn nhiều phức tạp từ lộ thông tin cá nhân, tấn công mạng, mất tiền tài khoản làm ảnh hưởng đến uy tín các ngân hàng, kể cả vấn đề tiền ảo...

Để thực hiện các nhiệm vụ năm 2020, ngành Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ vừa ký ngày 1/1/2020. Ổn định vĩ mô vẫn là trung tâm điều hành của Chính phủ, vì thế, NHNN phải điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và chính sách khác để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Đồng thời, theo dõi sát tình hình để kịp thời tham mưu cho Bộ Chính trị, cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ các biến động vĩ mô tiền tệ, tín dụng quốc tế và trong nước. Chẳng hạn, mức tăng trưởng tín dụng năm 2020 là bao nhiêu thì NHNN phải tính toán, đề xuất với Chính phủ trên tinh thần đây là kênh vốn quan trọng để góp phần tăng trưởng. Điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và yêu cầu quản lý là yêu cầu đối với chính sách tiền tệ mà Nghị quyết 01 của Chính phủ nêu ra. Cùng với đó là tăng dự trữ ngoại hối, đảm bảo chất lượng tín dụng, ngăn chặn tín dụng đen…

Trong năm tới, NHNN phải đồng thời thực hiện hai mục tiêu kép. Một là tạo môi trường thuận lợi cho các TCTD phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, cạnh tranh quốc tế; Mục tiêu thứ hai là đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, với phương châm dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tín dụng ngân hàng trong thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất.

Bên cạnh đó, công tác dự báo, ứng phó, đối sách phải đặc biệt chú ý; đẩy mạnh phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan chức năng, nhất là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương để thường xuyên trao đổi, có quyết sách hàng tháng trình Chính phủ.

Tôi đề nghị NHNN thực hiện tốt Đề án 1058 và Nghị quyết 42 của Quốc hội, tập trung xử lý các TCTD yếu kém, hạn chế nợ xấu phát sinh. Các NHTM cũng phải tự tính toán, đẩy mạnh giải pháp nâng cao năng lực tài chính, năng lực điều hành và hiệu quả hoạt động, đảm bảo an toàn từng tổ chức và hệ thống.

Tôi yêu cầu NHNN chỉ đạo các NHTM ứng dụng công nghệ hiện đại, thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư vào ngân hàng, tạo điều kiện chuyển đổi mô hình Nhà nước điện tử và mô hình ngân hàng số. Nhiều NHTM đã đăng ký trở thành ngân hàng số là điều đáng mừng. Đặc biệt là các ngân hàng cần có khát vọng vươn lên lọt vào top của khu vực và thế giới. Thành công lớn của NHNN trong thời gian qua là thành công căn bản, toàn diện, nên cần phát huy thành quả, để thời gian tới, làm tốt hơn nhiệm vụ nặng nề được giao…

PV

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data