Thu hút đầu tư xử lý chất thải
TP.HCM: Đề xuất đấu thầu lựa chọn dự án xử lý chất thải Xử lý chất thải rắn: Nâng cao ý thức người dân Xử lý chất thải rắn xây dựng: Nỗ lực đầu tư công nghệ cao |
Tuy nhiên, mô hình này chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư (NĐT) tư nhân tại Việt Nam do còn thiếu các quy định hướng dẫn chi tiết để tháo gỡ những vướng mắc mà NĐT, doanh nghiệp dự án PPP (DNDA) đang gặp phải, cũng như việc chậm ban hành mẫu Hợp đồng BLT.
Trong Hợp đồng BLT, NĐT, DNDA được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, DNDA; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước. Với ưu thế này, có khá nhiều dự án về xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được các địa phương kêu gọi, thu hút đầu tư tư nhân. Tuy nhiên có một số dự án, NĐT đã lựa chọn hình thức Hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt với các nội dung, điều kiện hợp đồng tương tự, thay vì lựa chọn hình thức Hợp đồng BLT. Có thể kể đến như dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội; dự án Nhà máy điện rác Seraphin thuộc Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội; dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ...
![]() |
Dự án về xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được các địa phương kêu gọi, thu hút đầu tư tư nhân |
Nguyên nhân hình thức Hợp đồng BLT chưa thực sự hấp dẫn các NĐT tư nhân tại Việt Nam được TS. Lê Đình Vinh Công ty Luật TNHH Vietthink chỉ ra là do chưa có quy định hướng dẫn chi tiết về việc phê duyệt giá dịch vụ công cho suốt thời hạn của Hợp đồng BLT.
Việc xác định mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ “bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch” các yếu tố hình thành giá quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật PPP 2020 cũng rất khó. Bởi, phương án tài chính mà NĐT lập tại thời điểm ký kết Hợp đồng dự án PPP là phương án tài chính dự kiến được lập dựa trên tính toán về chi phí đầu tư, chi phí công nghệ và doanh thu từ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhưng chi phí đầu tư thì thường xuyên biến động theo diễn biến giá cả thị trường và tiêu chuẩn công nghệ áp dụng cho từng dự án PPP thì lại rất khác nhau. Tại Việt Nam hiện chưa có cơ quan chuyên trách có thể thẩm định và đánh giá chính xác về tiêu chuẩn, chất lượng công nghệ, chi phí về công nghệ, làm cơ sở để thẩm định và đánh giá sự phù hợp với giá sản phẩm, dịch vụ công ích và phương án tài chính của dự án do NĐT lập. Hơn thế, vì dự án chưa đi vào giai đoạn xây dựng tại thời điểm ký kết Hợp đồng PPP nên khi dự án chưa hoàn thành quyết toán giai đoạn xây dựng, thì các cơ quan có thẩm quyền quản lý về xây dựng và thẩm định giá dịch vụ không có cơ sở để xây dựng, thẩm định và phê duyệt giá sản phẩm, dịch vụ công do DNDA cung ứng theo nguyên tắc đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các yếu tố hình thành giá.
TS. LS. Lê Đình Vinh đề nghị cơ quan soạn thảo mẫu Hợp đồng BLT cần lưu ý các vấn đề quy định yêu cầu về kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng cho dự án liên quan đến môi trường. Trong đó, cần đưa điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn phải đảm bảo theo tiêu chí đã được Hội đồng thẩm định các cấp có liên quan đến dự án BLT lập và trình lên cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án vào Dự thảo Hợp đồng mẫu BLT. Quy định này nhằm khắc phục hạn chế việc cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành đầy đủ bộ tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường làm cơ sở để xem xét, lựa chọn công nghệ phù hợp và tốt nhất dẫn đến lúng túng trong việc xác định công nghệ do NĐT đề xuất, do vậy nhiều dự án về xử lý môi trường được đầu tư mới nhưng chưa thực sự phát huy được công năng, hiệu quả trên thực tế vì công nghệ chưa phù hợp.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo tạo ra cơ chế linh hoạt và hiệu quả trong việc cập nhật và áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các dự án về xử lý môi trường. Trong đó cho phép một trong các bên hoặc cả hai bên được thỏa thuận để điều chỉnh hoặc chấm dứt Hợp đồng BLT trước hạn nếu công nghệ áp dụng cho dự án không còn phù hợp, không đảm bảo an toàn về môi trường, xã hội; Cho phép NĐT, DNDA được đề xuất điều chỉnh, cải tiến công nghệ của dự án về xử lý môi trường và. Đồng thời đưa các quy định về trách nhiệm tuân thủ cam kết về tiêu chuẩn công nghệ và trách nhiệm giám sát của cơ quan có thẩm quyền đối với việc áp dụng, điều chỉnh công nghệ của NĐT, DNDA trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng BLT.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
