Thu hút đầu tư vẫn chờ lực đẩy từ hạ tầng
![]() | Ưu tiên làm ngay các dự án hạ tầng cấp bách |
![]() | Đầu tư hạ tầng và bài toán tối ưu hoá |
![]() |
Cảng Lạch Huyện |
Còn nhiều dư địa cho vốn tư nhân
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2019 tổ chức vừa qua, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Nhóm Công tác cơ sở hạ tầng của VBF cho rằng, bảng xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã cải thiện một chút song vẫn còn nhiều hạn chế. Hạ tầng đường bộ của Việt Nam đạt được ít thành công, trong khi lĩnh vực điện và nước được xếp hạng tương đương với các nước phát triển hơn như Thái Lan. Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, đòi hỏi chất lượng cơ sở hạ tầng phải tốt hơn nữa.
Ông Tony Foster - Trưởng Nhóm Công tác cơ sở hạ tầng của VBF cho biết, để phát triển cơ sở hạ tầng bền vững trong những năm tới và các thập kỷ tiếp theo, Việt Nam rất cần nguồn vốn tư nhân. Hiện nay vai trò của khu vực này đối với hạ tầng là vô cùng hạn chế. Số liệu của nhóm công tác cho thấy mức đầu tư của các NĐT tư nhân ước tính chỉ chiếm tối đa 12% lượng đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015.
Đây cũng là lĩnh vực quan trọng trong số 3 lĩnh vực mà Việt Nam cần tập trung phát triển để tăng trưởng bền vững giai đoạn tới, theo khuyến nghị của bà Virginia Foote, Đồng chủ tịch VBF. Bà nhấn mạnh, cơ sở hạ tầng và năng lượng là hướng đầu tư cần ưu tiên, ngoài ra xử lý chất thải hợp lý, tái sử dụng tài nguyên là các lĩnh vực tiềm năng lớn cho Việt Nam phát triển.
Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng lưu ý, để duy trì tính bền vững, cơ sở hạ tầng cảng của Việt Nam phải đảm bảo cân bằng sao cho cảng biển và cảng hàng không nằm ở vị trí thuận tiện cho các khu vực dân cư nhưng không quá gần đến mức tạo ra áp lực giao thông ngày càng tăng do xu hướng đô thị hoá nhanh chóng.
Các NĐT đặc biệt nhấn mạnh tới khả năng kết nối của hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, sẽ là lực cản lớn để phát triển đồng bộ, chưa kể còn làm lãng phí các dự án hạ tầng quan trọng do không thể khai thác hết công suất sử dụng.
Tầm nhìn dài hạn tạo đột phá
Thực tế là Chính phủ đang lên kế hoạch đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng với tầm nhìn dài hạn. Chia sẻ tại Hội nghị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tổ chức hôm đầu tuần qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể nhìn nhận, hệ thống hạ tầng của Việt Nam đã phát triển tương đối tốt, song vẫn còn hạn chế ở khâu kết nối. Bên cạnh đó, một số phân khúc vận tải vẫn đang phát triển dưới tiềm năng.
Về đường thuỷ nội địa, ông Thể cho rằng các vùng kinh tế trọng điểm đều có lợi thế rất lớn. Chúng ta vừa hoàn thành nạo vét 2 tuyến hành lang đường thuỷ quan trọng, có thể vận chuyển hàng hoá tốt. Tuy nhiên hạn chế hiện nay là kết nối đường bộ, kết nối các khu, cụm công nghiệp và hình thành các cảng lớn để vận chuyển vẫn còn hạn chế. Nếu phát huy được thì đường thuỷ sẽ hỗ trợ tốt cho phát triển công nghiệp.
Về hệ thống cảng biển, hiện nay Bộ Giao thông - Vận tải đang đầu tư từng bước nâng cấp cảng Lạch Huyện, gom các cảng nhỏ ra cảng lớn và hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối. Như vậy sẽ nâng cao khả năng trung chuyển hàng hoá cho cảng Hải Phòng, từ đó thành phố sẽ từng bước trở thành nền kinh tế lớn của đất nước, trở thành trung tâm công nghiệp của miền Bắc.
Bên cạnh khai thác cảng Lạch Huyện sẽ nghiên cứu cả khu vực Hòn Dấu, Hải Phòng, nếu tốt thì phát triển thêm ở đây. Nếu được thì toàn bộ phía Nam của thành phố Hải Phòng có thể hình thành các khu, cụm công nghiệp và giảm tải sức ép về vận tải từ Hà Nội đến cảng Lạch Huyện. Ngoài ra, để phát triển đồng bộ vận tải biển, cần hình thành đường ven biển, là hạ tầng cực kỳ quan trọng để khai thác thế mạnh cảng biển. Bộ trưởng khẳng định, với định hướng như vậy, trong 3-5 năm nữa hình thành được trục ven biển thì điều kiện phát triển khu vực sẽ tốt hơn nhiều.
Riêng về đường sắt, tình hình chung cả nước nhiều năm qua là chưa quan tâm đúng mức, nên có mà vẫn yếu kém. Bộ Giao thông - Vận tải đã trình Chính phủ một số phương án, trong đó có nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để tạo tuyến vận chuyển quốc tế, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế trọng điểm phát triển đột phá. Ngoài ra, hoàn chỉnh tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn để kết nối cửa khẩu Hữu Nghị.
Về hàng không, hiện nay đang tập trung cùng Hải Phòng, Hà Nội và Quảng Ninh. Trong đó, Hà Nội quy hoạch sân bay Nội Bài tầm nhìn 100 năm để quản lý đất, quản lý xây dựng. Riêng Hải Phòng sẽ phối hợp nâng cấp sân bay Cát Bi, là hạ tầng cực kỳ quan trọng với Hải Phòng. Còn Quảng Ninh sẽ xúc tiến khai thác hiệu quả sân bay Vân Đồn.
“Về đường thuỷ nội địa, chúng tôi tham mưu Chính phủ thu hút các NĐT đầu tư phương tiện thuỷ, hình thành các tập đoàn vận tải thuỷ để khai thác hiệu quả sông Hồng, giảm tải cho đường bộ và có thể nói sẽ tạo đột phá lớn cho phát triển kinh tế - xã hội”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chia sẻ.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo trong giai đoạn 2015-2025, mỗi năm Việt Nam cần ít nhất 16,7 tỷ USD để tài trợ cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo con số còn cao hơn, lên tới 25 tỷ USD/năm - số vốn đầu tư cao hơn nhiều so với mức trung bình trong giai đoạn 2011-2015. Dựa trên cách tiếp cận “Tối đa hoá tài chính cho phát triển”, WB đã và đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng môi trường pháp lý hiệu quả nhằm thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Các hoạt động này bao gồm xây dựng khung pháp lý toàn diện về đối tác công - tư và thúc đẩy sự phát triển của khu vực tài chính trong nước, đồng thời đảm bảo rằng hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là một nội dung quan trọng trong chương trình về cơ sở hạ tầng. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
