Thời trang "đại hạ giá" vẫn ế ẩm
Cửa hàng truyền thống giảm giá sâu
Theo ghi nhận, trên một số tuyến đường của Hà Nội như: Thái Hà, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Bà Triệu, Trần Phú, Nguyễn Trãi, Trần Duy Hưng..., nhiều cửa hàng đều chào đón, thu hút khách hàng bằng cách giảm giá hàng bán. Mức giảm từ 10-50%, đặc biệt một số cửa hàng đã giảm đến 80% những sản phẩm hè.
![]() |
Nhiều thương hiệu thời trang giảm giá lên đến 70% |
Theo một số chủ cửa hàng, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các cửa hàng phải giảm mạnh giá bán những sản phẩm này để thu hồi vốn, cũng như không gian để nhập hàng mùa thu đông.
Trong đợt trợ giá mùa dịch này, phải kể đến là các thương hiệu thời trang lớn như: NEM, Canifa, Elise, Adidas, Kappa, Li-Ning, Dr.Martens… đều giảm giá rất sâu từ 20-50%. Bên cạnh đó, phân khúc thời trang bình dân, các shop, tiệm quần áo cũng tung các chiêu khuyến mại hấp dẫn để câu kéo khách hàng như “giảm giá toàn bộ mặt hàng từ 50-70%”, hay “mua 2 tặng 1”… Các cửa hàng đều trưng biển sale màu đỏ với kích cỡ lớn để thu hút khách hàng. Thậm chí, nhiều cửa hàng thời trang còn chấp nhận chịu thua lỗ để bán hết số hàng tồn. Các mặt hàng thanh lý, giảm giá đợt này chủ yếu là quần áo mát, cộc tay, váy hoa nhí, áo 2 dây, đồ bơi, dày, dép, mũ cói đi biển…
Chị Lan Anh, chủ một cửa hàng thời trang nằm trên phố Phạm Ngọc Thạch, buồn rầu cho hay: Mặt hàng quần áo thời trang thường thay đổi theo mùa, nếu không bán được trong năm nay thì năm sau lỗi mốt, không thu hút được khách hàng. Đó là lý do khiến các thương hiệu thời trang lớn, cũng như các cửa hàng, shop quần áo đều đồng loạt thực hiện chương trình giảm giá sâu.
Nhưng những ưu đãi và giá cả hấp dẫn cũng khá khó để thu hút khách hàng, do diễn biến tình hình dịch Covid-19 phức tạp, người dân rất cẩn trọng khi ra khỏi nhà, chỉ ra khỏi nhà khi cần thiết, ít người đi mua quần áo.
Thậm chí, có cửa hàng treo bảng giảm đến 70% để thu hút khách nhưng vẫn ế ẩm. Các nhân viên trông hàng chỉ ngồi lướt điện thoại trong khi chờ khách ghé thăm. Chị Hằng, nhân viên shop Tiin trên đường Chùa Bộc cho biết, theo kinh nghiệm của tôi, mỗi dịp cuối hè, các cửa hàng quần áo sale rất nhiều, và khá thu hút người mua, nhưng năm nay dù giảm giá sâu nhưng cũng rất vắng khách.
Kênh online níu chân khách hàng
Cách ly toàn xã hội, tất cả các cửa hàng đều đóng cửa, hoặc ít hoạt động để phòng chống dịch Covid-19. Nhưng trái lại với cảnh im lìm, lặng lẽ tại các shop, cửa hàng thời trang, thị trường thời trang sôi động, nhộn nhịp tại các shop online, trên các kênh bán hàng trực tuyến với những chương trình giảm giá tới 70%, cùng hàng loạt sản phẩm mới được tung ra.
![]() |
Chị Thảo Vân, chủ shop thời trang nữ tại phố Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa, Hà Nội cho biết: Trước khi có dịch, shop của tôi và nhiều cửa hàng, thương hiệu thời trang khác đều duy trì song song hình thức bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và kênh bán hàng online trên website và fanpage. Nhưng hiện nay, nhu cầu đi lại mua sắm của mọi người ít hơn, nên tôi đã đẩy mạnh mảng bán hàng trực tuyến, trên mạng xã hội như livestream Facebook, Instagram, các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo,...
Dịch Covid-19 bùng nổ, làm các ngành nghề thay đổi cách thức kinh doanh, ngành thời trang không đứng ngoài vòng xoáy đó, thay đổi hình thức kinh doanh từ trực tiếp sang trực tuyến đang là cách làm nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt của hàng loạt các thương hiệu thời trang, từ các shop thời trang nhỏ lẻ đến những tên tuổi có uy tín. Trên các website, fanpage của các hãng thời trang, Facebook, Instagram; các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Sendo, Shopee... các nhãn hiệu thời trang đang áp dụng nhiều chương trình giảm giá nhằm thu hút khách hàng. Khi bán hàng trên kênh trực tuyến, các shop, các thương hiệu sẽ dành nhiều ưu đãi hơn cho khách hàng như: miễn phí giao hàng, miễn phí đổi trả, mua 2 sản phẩm thì tặng 1 sản phẩm, tích điểm làm thẻ VIP,...
Nhiều nhãn hàng đầu tư còn mở ứng dụng mua sắm riêng, người dùng dễ dàng tải trên App store, kho ứng dụng,… để hỗ trợ, làm thuận tiện hơn cho khách hàng trong lựa chọn mua đồ và kiểm tra đơn hàng; cho khách hàng đổi trả và kiểm tra hàng trước khi nhận... Tất cả những điều đó đã tạo tâm lý thoải mái và yên tâm khi khách hàng lựa chọn mua sắm qua kênh online.
Tất cả những nỗ lực, nhằm xoay sở, khắc phục khó khăn trong mùa dịch của các nhãn hàng thời trang, vô tình đã tạo ra một cách thức, thói quen mua sắm mới của người Việt. Dù doanh số không đạt như kỳ vọng, nhưng cũng là giải pháp để các doanh nghiệp thời trang trụ vững trước khó khăn mùa dịch bệnh.
Tin khác

Nông thôn đang là thị trường tiềm năng của thương mại điện tử

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi
