agribank-vietnam-airlines

Thời hạn áp dụng CBAM đang đến

Hương Giang
Hương Giang  - 
Trước áp lực đặt ra từ thị trường xuất khẩu lớn, một số doanh nghiệp Việt đang đã và đang có xu hướng đầu tư công nghệ xanh để tăng sức cạnh tranh tại thị trường này.
aa
CBAM và SBH ký hợp tác đào tạo

Theo Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ - CP, tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 của Bộ Công thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của nước ta tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn đều giảm. Trong đó, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) đạt 13,66 tỷ USD, giảm 14,1%. Khó khăn thêm chồng chất khi tháng 10 tới đây, EU sẽ thực hiện “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Những ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sang thị trường này như sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro (chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU) sẽ là những sản phẩm phải chịu thuế carbon khi xuất khẩu sang EU. Nhưng theo các chuyên gia, có một thực tế đáng buồn là những doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xuất khẩu này mới chỉ nổi lên trong vài năm trở lại đây, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước khác, năng lực về tài chính, con người, công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế; thiếu dữ liệu phát thải, chuyển dịch năng lượng còn chưa hoàn thiện, đầu tư năng lượng tái tạo chưa đủ…

Để ứng phó tốt với quy định mới này của EU, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho rằng, doanh nghiệp sản xuất trong các ngành có nguy cơ cao như thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy... nên có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU. Không chỉ các ngành này mà bất kỳ ngành hàng nào xuất khẩu sang EU cũng đều phải đáp ứng tiêu chuẩn xanh; sản xuất phải có tính bền vững, tái chế được, quá trình sản xuất phải giảm thiểu chất thải, nước thải và giảm tiêu hao điện năng...

Trước áp lực đặt ra từ thị trường xuất khẩu lớn, một số doanh nghiệp Việt đang đã và đang có xu hướng đầu tư công nghệ xanh để tăng sức cạnh tranh tại thị trường này. Đơn cử Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) - nơi chiếm tới 36% thị phần xuất khẩu xi măng, clinker đã hướng tới sản xuất xanh, tuần hoàn nguyên liệu. Theo đó, đơn vị đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các thuật toán trong lĩnh vực điện toán để thiết lập hệ điều khiển thông minh đáp ứng việc luân chuyển tuần hoàn khí, sử dụng nguyên nhiên liệu thay thế, xử lý rác thải, nâng cao hiệu suất sử dụng và phát điện; nghiên cứu sử dụng hệ thống máy nghiền tiên tiến, phân ly, lọc bụi hiệu suất cao nhằm tăng năng suất, giảm tiêu hao năng lượng và giảm phát thải ra môi trường.

Với ngành thép, yêu cầu chuyển đổi công nghệ còn nhanh và mạnh mẽ hơn. Tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất, toàn bộ nước thải sau hệ thống xử lý và được tuần hoàn tái sử dụng cho quá trình sản xuất; khí thải phát sinh sau xử lý được thu hồi để đốt phát điện hoặc xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra môi trường, riêng tại khu vực máy thiêu kết được lắp đặt hệ thống xử lý NOx, dioxin, furan và thủy ngân; xỉ từ lò cao được bán cho các đơn vị có chức năng để tái sử dụng; xỉ lò thổi sau khi thu hồi tạp chất thép được chứng nhận hợp chuẩn cho công trình xây dựng và công trình giao thông…

Tập đoàn Hòa Phát sử dụng công nghệ chuyển hóa lượng nhiệt dư trong sản xuất thành đầu vào để sản xuất điện với nhà máy có công suất lên tới 240MW, nhờ đó tự chủ được 80% lượng điện cần thiết cho sản xuất thép và chỉ cần mua 20% của EVN; Công ty Cổ phần thép Đà Nẵng còn sản xuất phôi thép từ việc tái sử dụng sắt thép phế liệu bằng công nghệ lò điện hồ quang (EAF) để góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon.

Thời hạn áp dụng CBAM đang đến

Bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, Việt Nam cũng đang thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghệ xanh giữa các quốc gia. Tại buổi tiếp ngài Mark Garnier, Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Brunei và bà Emily Hamblin, Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên lưu ý về xu thế chuyển dịch xanh trong thương mại hai nước và kêu gọi Anh hỗ trợ Việt Nam tiếp cận, làm chủ công nghệ mới, phục vụ sản xuất các thiết bị cho năng lượng tái tạo, công nghệ trong chuyển đổi năng lượng, lưới điện thông minh, trung tâm điều hành lưới điện thông minh...; thúc đẩy thương mại các sản phẩm thân thiện với môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường, tận dụng hiệp định UKVFTA; đào tạo nguồn nhân lực để phát triển nền công nghiệp năng lượng mới, công nghệ xanh, các ngành công nghiệp nền tảng có tính chất bảo vệ môi trường.

Dẫu vậy, quá trình đầu tư cho công nghệ xanh của các doanh nghiệp xuất khẩu cần thời gian để hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Nhưng thời gian sẽ không chờ đợi các doanh nghiệp vì thời hạn áp dụng CBAM đang đến rất gần. Trước mắt, theo ông Đỗ Nam Thắng, chuyên gia Chương trình đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á, Chính phủ cần ban hành hướng dẫn, doanh nghiệp chuẩn bị ứng phó với CBAM, đồng thời đàm phán với EU để đưa ra các điều kiện có lợi cho Việt Nam; áp dụng định giá carbon và củng cố chính sách khác như loại bỏ dần điện than, thúc đẩy năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng luợng...

Còn đối với doanh nghiệp xuất khẩu, ông Đỗ Nam Thắng khuyến nghị, doanh nghiệp cần theo dõi sát các tiến trình và bị kế hoạch ứng phó với CBAM. Chuẩn bị cho các yêu cầu về báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Hợp tác với Chính phủ để thông qua các chính sách khử carbon như định giá carbon và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang EU cần chủ động chứng minh doanh nghiệp đã có động thái góp phẩm giảm phát thải trên từng sản phẩm xuất khẩu thì có thể không phải chịu mức thuế đó.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data