agribank-vietnam-airlines

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 liệu có đổ vỡ?

Đỗ Phạm
Đỗ Phạm  - 
Dù còn cách xa các mục tiêu đặt ra nhưng nhập khẩu hàng hóa Mỹ của Trung Quốc gia tăng trong những tháng gần đây cũng đủ ở mức để thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 không đổ vỡ.
aa
Mỹ - Trung nối lại đàm phán thương mại
Mỹ - Trung và cuộc chiến công nghệ
Quan hệ Mỹ - Trung sẽ còn căng thẳng ít nhất đến trước cuộc bầu cử

Trung Quốc rất khó có thể nhập khẩu như những gì đã cam kết trong thỏa thuận tháng 1, ngay cả khi nước này đã tăng đáng kể quy mô nhập khẩu. Theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu của Cơ quan hải quan Trung Quốc, tính đến cuối tháng 7, Trung Quốc mới nhập khẩu tương đương 28,1% trong tổng số hơn 171 tỷ USD hàng hóa của Mỹ theo mục tiêu mà thỏa thuận đặt ra cho năm 2020.

Iris Pang, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ING Bank nhận định: “Miễn là có tiến bộ đáng kể, điều đó là tốt. Vì đối với Covid, mọi người đều hiểu rằng rất khó để thực hiện 100% lời hứa và người nông dân Mỹ quan tâm nhiều hơn đến việc sản phẩm của họ có thể được bán sang Trung Quốc hay không”.

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 liệu có đổ vỡ?
Ảnh minh họa

Thế nên, quy mô nhập khẩu đến nay dù rất thấp so với mục tiêu đặt ra nhưng sẽ không bị coi là một yếu tố có thể phá vỡ thỏa thuận. Theo các nguồn thạo tin, phía Trung Quốc đã đặt những đơn hàng lớn đối với đậu nành và ngô của Mỹ và lượng đậu nành nhập khẩu có thể ở mức kỷ lục trong năm nay. Việc Trung Quốc tăng cường mua hàng hóa của Mỹ trong những tháng gần đây và khả năng tăng nhập khẩu đậu nành trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ sắp diễn ra, dù tổng kết lại vẫn cách xa những gì đã cam kết nhưng vẫn là yếu tố được xem là đủ để có thể cứu vãn nguy cơ đổ vỡ của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Giải quyết cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã nổi lên như một lĩnh vực hợp tác hiếm hoi khi mối quan hệ song phương đang xấu đi trên nhiều mặt trận khác. Và chính quyền của ông Trump dường như cũng đang muốn tạo ra một cú hích tích cực về những gì Trung Quốc đang làm. Ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của Tổng thống Donald Trump ngày 20/8 vừa qua cho biết, Trung Quốc đang tuân thủ các cam kết của họ trong thỏa thuận. “Về cơ bản, Trung Quốc đang làm những gì họ nên làm. Họ đang mua rất nhiều hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản”, ông nói với Fox Business.

Và trong cuộc họp tuần này, các quan chức cấp cao của cả hai bên cũng tái khẳng định cam kết của họ đối với thỏa thuận, với các giao dịch nhập khẩu của Trung Quốc cho đến nay được Mỹ gọi là “quan trọng”. “Hai bên cũng thảo luận về sự gia tăng đáng kể trong việc mua các sản phẩm của Hoa Kỳ của Trung Quốc cũng như các hành động cần thiết trong tương lai để thực hiện thỏa thuận”, đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố vào sáng thứ Ba vừa qua.

Đỗ Phạm

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data