agribank-vietnam-airlines

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật: Liệu có so được với TPP?

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Toàn văn thỏa thuận thương mại song phương Mỹ - Nhật mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ký kết hôm 25/9 vừa được công bố. Tổng thống Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại này sẽ “thay đổi cuộc chơi đối với nông dân và chủ trang trại của chúng tôi”. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích thực tế không hẳn đã đúng như những gì mà ông Trump kỳ vọng.
aa

Tác động hạn chế

Theo Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, đây chỉ là Hiệp định về nông nghiệp và thương mại kỹ thuật số với quy mô khoảng 55 tỷ USD thương mại giữa nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba thế giới.

Trong khi nó không hề đề cập tới các sản phẩm vốn là thế mạnh đã tạo nên mối quan hệ thương mại song phương giữa hai nền kinh tế này, bao gồm ôtô từ Nhật Bản hay máy bay, khí propan hóa lỏng và thiết bị sản xuất chất bán dẫn từ Mỹ.

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật: Liệu có so được với TPP?

Cho đến nay ôtô và phụ tùng vẫn là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản sang Mỹ, với kim ngạch đạt tới 56 tỷ USD trong năm 2018. Bởi vậy, ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Shinzo Abe là giành được cam kết rằng Mỹ sẽ không áp thuế đối với ôtô của Nhật. Trên thực tế mặc dù thỏa thuận không đề cập rõ ràng đến vấn đề thuế ôtô, nhưng Thủ tướng Nhật Shizo Abe cho biết, ông Trump đã đồng ý không áp thuế theo “Mục 232” với lý do an ninh quốc gia đối với ôtô và phụ tùng của Nhật và vấn đề này sẽ được gác lại cho các cuộc đàm phán sau này.

Ngược lại, Nhật cũng không áp thuế đối với ôtô và xe tải từ Mỹ. Nhưng các nhà sản xuất ôtô của Mỹ vẫn than phiền rằng hầu hết các loại xe hơi của Mỹ đều phải tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn; trong khi chính sách tiền tệ của Nhật Bản đang giữ đồng yên ở mức thấp so với đồng USD, từ đó gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu của Mỹ.

“Cũng cho một số bộ phận cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp thực sự được hưởng lợi từ thỏa thuận này”, Matthew Goodman - một chuyên gia kinh tế châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington cho biết. Tuy nhiên, “nhìn rộng hơn, đây không phải là một thỏa thuận có ý nghĩa cao từ góc độ thương mại, vì nó không chạm vào mặt hàng lớn nhất trong thương mại song phương, ôtô và phụ tùng ôtô”.

Không bằng TPP…

Theo thỏa thuận, Nhật Bản sẽ hạ hoặc giảm thuế đối với khoảng 7,2 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp được trồng ở Mỹ, bao gồm thịt bò và thịt lợn, hiện đang phải đối mặt với mức thuế cao hơn so với các đối thủ từ các quốc gia bao gồm Úc.

Tuy nhiên, không hy vọng thương hiệu bơ Land OLakes của Mỹ có thể đánh bật các thương hiệu New Zealand hay Anchor của Pháp khỏi các cửa hàng ở Nhật Bản. Bơ là một trong một số sản phẩm bơ sữa của Mỹ không cải thiện được quyền truy cập vào thị trường 127 triệu người tiêu dùng của Nhật Bản theo thỏa thuận thương mại song phương hạn chế này.

Mặc dù thỏa thuận này nhằm giúp khôi phục lại thị phần Nhật mà người nông dân Mỹ đã đánh mất trước các đối thủ cạnh tranh ở Úc, New Zealand và Canada kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hiện đã được đổi tên thành Hiệp định đối tác toàn diện và Phát triển xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bao gồm 11 quốc gia.

Toàn văn thỏa thuận được công bố hôm 7/10 cho thấy, một số sản phẩm nông nghiệp sẽ có quyền truy cập kém hơn so với TPP. Theo đó, bơ, sữa bột gầy và sữa cô đặc của Mỹ, cùng với một số loại ngũ cốc… sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia thành viên TPP về hạn ngạch nhập khẩu mới của Nhật Bản theo thỏa thuận.

Chẳng hạn những nông dân trồng lúa ở Mỹ không có được lợi lộc gì từ thỏa thuận thương mại song phương mới, vì thuế quan và hạn ngạch đối với gạo của Mỹ nhập khẩu vào Nhật Bản vẫn được giữ nguyên như những gì đã thiết lập vào đầu những năm 1990.

Trong khi theo TPP, Nhật Bản sẽ miễn thuế cho 70.000 tấn gạo của Mỹ theo hạn ngạch hàng năm; tuy nhiên điều này không có trong thỏa thuận song phương. Tim Johnson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Ủy ban gạo California cho biết, ông hy vọng sẽ có một thỏa thuận tốt hơn trong các giai đoạn tiếp theo của các cuộc đàm phán Mỹ-Nhật.

Tương tự và hơn TPP

Nhưng cũng có những sản phẩm nông sản xuất khẩu của Mỹ nhận được những ưu đãi tương tự, thậm chí là hơn so với TPP. Đơn cử như phô mai - sản phẩm bơ sữa xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang thị trường Nhật Bản. Không giống như bơ và sữa bột gầy, sản phẩm này sẽ được Nhật loại bỏ thuế quan lên tới 40% trong 15 năm, tương tự như trong TPP.

Đặc biệt, thịt bò và thịt lợn của Mỹ là những sản phẩm được hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận thương mại này. Cụ thể, thịt bò sẽ được giảm thuế từ mức 38,5% hiện nay xuống còn 9% vào năm 2033, theo cùng lộ trình với các đối thủ đến từ khu vực TPP là Úc, New Zealand và Canada. Trong khi thịt lợn sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan trong vòng 9 năm và thuế suất 20% đối với thịt lợn xay cũng sẽ được loại bỏ vào năm thứ năm.

Trong khi theo các trợ lý Quốc hội và các quan chức công nghệ, những ưu đãi lớn hơn so với TPP chủ yếu dành cho thương mại kỹ thuật số song phương. Họ mô tả nó như là “TPP+” và phù hợp với các mục tiêu của Mỹ trong việc thiết lập các quy tắc internet và thương mại điện tử toàn cầu.

Nhìn chung, các thỏa thuận liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật số phù hợp với thỏa thuận mới của Mỹ-Mexico-Canada, được coi là một bản nâng cấp từ TPP về các vấn đề kinh tế số. Thủ tướng Nhật Bản Abe cho biết, nó phản ánh Nhật là một đồng minh của Mỹ trong nỗ lực thiết lập các quy tắc internet mở, tiêu chuẩn cao cho thế giới.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data