agribank-vietnam-airlines

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1: Trung Quốc đồng ý mua những gì từ Mỹ

M.Hồng
M.Hồng  - 
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào hôm qua, 15/1. Theo đó, Trung Quốc đã đồng ý mua thêm 200 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ trong hai năm tới.
aa
thoa thuan thuong mai giai doan 1 trung quoc dong y mua nhung gi tu my Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 có thể không như kỳ vọng
thoa thuan thuong mai giai doan 1 trung quoc dong y mua nhung gi tu my Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He sẽ ký thỏa thuận thương mại với Mỹ tại Washington vào tuần tới
thoa thuan thuong mai giai doan 1 trung quoc dong y mua nhung gi tu my Năm thứ hai thương chiến: Mỹ và Trung Quốc nhận lại những gì?
thoa thuan thuong mai giai doan 1 trung quoc dong y mua nhung gi tu my

Các giao dịch mua thêm được tính theo giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2017, hay nói cách khác kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong 2 năm tới sẽ tăng thêm 200 tỷ đô la so với năm 2017.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 quy định rằng Bắc Kinh sẽ mua 77 tỷ đô la hàng hóa và dịch vụ bổ sung từ Mỹ vào năm 2020 và 123 tỷ đô la vào năm 2021 để đạt tổng số 200 tỷ đô la. Trong năm 2017, Trung Quốc đã mua 186 tỷ đô la hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.

Như vậy, với quy định nói trên, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc về lý thuyết sẽ tăng lên 263 tỷ đô la vào năm 2020 và 309 tỷ đô la vào năm 2021. Các con số đó sẽ đánh dấu sự tăng tốc kỷ lục cho xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc.

Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào chiều thứ Tư, tại Nhà Trắng. Hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu theo đó đã bước sang giai đoạn mới tốt đẹp hơn sau cuộc thương chiến kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại, với thuế quan leo thang đối với hàng trăm triệu đô la giá trị hàng hóa hai bên áp dụng lên nhau.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được coi là một thỏa thuận “ngừng bắn” và bao gồm sự nhượng bộ của Trung Quốc trong việc gia tăng trấn áp hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và chuyển giao các công nghệ của Mỹ. Đồng thời, nó cũng bao gồm các mục tiêu nhập khẩu của Bắc Kinh đối với một loạt các sản phẩm của Mỹ, khi hai bên cùng hướng tới một thỏa thuận song phương vĩnh viễn.

Phân chia giá trị nhập khẩu của 200 tỷ đô la bổ sung như sau:

Hàng hóa sản xuất: 32,9 tỷ đô la vào năm 2020, 44,8 tỷ đô la vào năm 2021

Hàng nông sản: 12,5 tỷ đô la vào năm 2020, 19,5 tỷ đô la vào năm 2021

Hàng hóa năng lượng: 18,5 tỷ đô la vào năm 2020, 33,9 tỷ đô la vào năm 2021

Dịch vụ: 12,8 tỷ đô la vào năm 2020, 25,1 tỷ đô la vào năm 2021

thoa thuan thuong mai giai doan 1 trung quoc dong y mua nhung gi tu my

Trong đó, hàng hóa sản xuất bao gồm thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, dược phẩm, phương tiện vận tải và dụng cụ quang học. Các sản phẩm nông nghiệp bao gồm hạt có dầu, thịt, ngũ cốc, bông và hải sản.

Chi tiết hơn, Trung Quốc đồng ý mua nhiều loại hàng hóa từ mỗi ngành công nghiệp chính, bao gồm nhưng không giới hạn như sau:

thoa thuan thuong mai giai doan 1 trung quoc dong y mua nhung gi tu my

Tuy nhiên, giá trị chính xác các sản phẩm nông trại của Mỹ (như đậu nành, thịt lợn…) được Trung Quốc hứa hẹn mua trong hai năm tới là không thể xác định được.

M.Hồng

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data