Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ đang bị đe dọa
![]() | Nga và Ả Rập Xê-út đang rất gần với một thỏa thuận dầu mỏ |
![]() | Liệu ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ có sụp đổ? |
![]() | Cuộc chiến giá dầu: Ả Rập Xê-út công bố kế hoạch tăng tối đa sản lượng dầu mỏ |
Thỏa thuận lịch sử
Các thành viên khác của OPEC+, dẫn đầu là Ảrập Xêút và Nga, đã đồng ý sẽ cắt giảm 10 triệu thùng dầu mỗi ngày trong bối cảnh đại dịch coronavirus đang khiến nhu cầu dầu thô sụt giảm mạnh. Theo đó việc cắt giảm 10 triệu thùng/ngày sẽ kéo dài vào tháng 5 và tháng 6, trước khi giảm xuống còn 8 triệu thùng/ngày trong thời gian còn lại của năm. Bắt đầu từ tháng 1/2021, lượng cắt giảm sẽ giảm xuống còn 6 triệu thùng mỗi ngày.
Mặc dù thỏa thuận này không phụ thuộc vào việc cắt giảm sản lượng của các quốc gia ngoài OPEC+, song họ vẫn kêu gọi các nhà sản xuất khác, chẳng hạn như Mỹ, cắt giảm sản lượng thêm 5 triệu thùng mỗi ngày.
![]() |
Nguồn cung dầu vẫn dư thừa so với nhu cầu |
Tuy nhiên thỏa thuận chưa đi đến hồi kết khi sau 3 ngày đàm phán, phía Mexico vẫn không chấp thuận tỷ lệ cắt giảm mà OPEC+ phân chia cho mình. Phát biểu trên twitter sau khi kết thúc cuộc họp hôm thứ Năm tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Mexico Rocío Nahle nói rằng, nước này chỉ có thể cắt giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày trong hai tháng tới. Trong khi theo Reuters, OPEC+ yêu nước này cầu cắt giảm 400.000 thùng mỗi ngày.
Việc từ chối tỷ lệ cắt giảm được phân chia là do Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador vẫn muốn thực hiện cam kết của mình về việc hồi sinh công ty dầu mỏ nhà nước Petroleos Mexicanos (Pemex) vốn đang ngập trong nợ nần. Phát biểu với báo giới, ông Lopez cho biết, Mexico không đủ khả năng cắt giảm sản lượng 23% như được yêu cầu mà chỉ có thể cắt giảm sản lượng khoảng 5,5%.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất một giải pháp dung hòa là phía Mỹ sẽ cắt giảm thêm 250.000 thùng dầu/ngày để hỗ trợ Mexico. Mexico cùng với Mỹ và Canada đã tiến hành đàm phán riêng về vấn đề này.
Các nhà sản xuất dầu khác đã báo hiệu rằng, thỏa thuận giữa Mỹ với Mexico không gây trở ngại cho thỏa thuận của OPEC+, thậm chí Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và Algeria cho biết hôm thứ Bảy (11/4) rằng họ đã đạt được thỏa thuận khả thi. Phía Nga cũng tuyên bố không bận tâm đến việc chia sẻ cắt giảm sản lượng giữa Mexico và Mỹ như thế nào và Nga coi thỏa thuận này đã được thực hiện.
Tuy nhiên phía Ảrập Xêút không chấp nhận vì cho rằng, điều đó sẽ tạo tiền lệ xấu cho các thành viên khác trong việc thực hiện thỏa thuận.
Chưa đáp ứng kỳ vọng
Còn nhớ tại cuộc họp gần đây nhất của OPEC vào đầu tháng 3, Ảrập Xêút đã đề xuất cắt giảm 1,5 triệu thùng/ngày để ứng phó lại sự sụt giảm nhu cầu. Nhưng Nga đã từ chối đề xuất này, gây ra cuộc chiến giá cả giữa hai nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Ảrập Xêút chẳng những giảm mạnh giá dầu để giành giật thị phần, mà còn tăng sản lượng lên mức kỷ lục trên 12 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, kể từ đầu tháng 3, nhu cầu dầu sụt giảm mạnh khi đại dịch Covid-19 lan rộng. Giá dầu thế giới vì thế đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ. Tính chung cả dầu WTI và Brent đều giảm hơn 50% trong tháng 3, ghi nhận trong tháng tồi tệ nhất trong lịch sử. Ngay cả quý đầu năm cũng là quý tồi tệ nhất trong lịch sử cùng “vàng đen” khi giá WTI giảm 66% và giá dầu Brent giảm 65%.
Nay ngay cả khi sản lượng có thể sẽ bị cắt giảm kỷ lục, thế nhưng giá dầu vẫn giảm xuống trong phiên giao dịch thứ Năm tuần trước (phiên giao dịch thứ Sáu nghỉ) do các nhà đầu tư sợ rằng, chừng đó vẫn không đủ để chống lại sự sự giảm mạnh của nhu cầu vì đại dịch coronavirus. Theo đó, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ đã giảm 9,29%, tương đương 2,33 USD xuống còn 22,76 USD/ thùng. Giá dầu Brent cũng giảm 4,14% xuống mức 31,48 USD/thùng.
“Mặc dù 10 triệu thùng/ngày sẽ giúp thị trường không lấp đầy kho dự trữ trong thời gian ngắn, nhưng đó là một con số đáng thất vọng đối với nhiều người khi họ vẫn thấy tình trạng dư cung so với cầu”, Bjornar Tonhaugen – Trưởng bộ phận thị trường dầu của Rystad Energy nói.
“Thị trường đã bị thất vọng bởi con số cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày được đề xuất, có lẽ vì những kỳ vọng ban đầu là sẽ cắt giảm 20 triệu thùng/ngày”, Helima Croft – Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của RBC cho biết. Tuy nhiên theo vị chuyên gia này, điều quan trọng là cuối cùng các bên đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng để chấm dứt cuộc chiến giá dầu.
Trước cuộc họp của OPEC+, phố Wall kỳ vọng sản lượng sẽ được cắt giảm từ 10 triệu đến 15 triệu thùng mỗi ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Ảrập Xêút Mohammed bin Salman và mong họ sẽ công bố một thỏa thuận với quy mô đó.
Đáng chú ý mặc dù giá dầu giảm mạnh đang đe dọa tới sự tồn vong của ngành công nghiệp dầu đá phiến tại Mỹ do chi phí sản xuất cao hơn, song các giàn khoan dầu của Mỹ vẫn đang bơm dầu gần mức kỷ lục, bất chấp các kho chứa dầu trên thế giới đã đầy ứ.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
