agribank-vietnam-airlines

Thiếu nguồn cung vật liệu san lấp, công trình chậm tiến độ

Thái Hòa
Thái Hòa  - 
Những tháng qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum xuất hiện tình trạng khan hiếm nguồn cung vật liệu san lấp như đất đắp, cát san lấp. Hiện tại, không ít công trình trên địa bàn đang thi công cầm chừng, có nguy cơ chậm tiến độ.
aa
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng kỳ vọng vào những chính sách mới Ngành vật liệu xây dựng "kiên nhẫn" chờ thời cơ

Theo các cơ quan chức năng tỉnh, công tác lập và thực hiện quy hoạch, quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và bất cập. Đơn cử như số điểm quy hoạch khoáng sản được cấp phép khai thác còn thấp (51/199 điểm; chiếm 25,6%), nhất là số điểm đất san lấp chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, có 30/89 điểm cát làm VLXDTT được cấp phép, chiếm 33,7% so với quy hoạch; 18/60 điểm đá xây dựng được cấp phép, chiếm 30% so với quy hoạch; 2/32 điểm đất san lấp được cấp phép, chiếm 6,25% so với quy hoạch... Do đó, các sở, ngành, địa phương cần khẩn trương tiến hành rà soát, trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung, đưa ra khỏi quy hoạch các điểm mỏ theo đúng quy định… để đảm bảo nguồn cung thực tế cho thị trường.

Nhu cầu đất đắp để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 cần trên 2 triệu mét khối đất san lấp
Nhu cầu đất đắp để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 cần trên 2 triệu mét khối đất san lấp

Các nhà thầu thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Kon Tum cho rằng, việc khan hiếm nguồn đất đắp phục vụ thi công các công trình lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác thi công các công trình, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công và thời gian bàn giao công trình như đã dự kiến...

Hiện không ít dự án khai thác VLXDTT trên địa bàn bị “đóng cửa” với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đơn cử, trong tháng 7/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum ban hành Thông báo về việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp của Công ty cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng với lý do các dự án đầu tư khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp của đơn vị này đã hết thời hạn hoạt động và thuộc trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo Điểm c, Khoản 1, Điều 48 của Luật Đầu tư.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, hiện nhiều chủ đầu tư đang gặp khó khăn về nhu cầu đất đắp để thi công các công trình trên địa bàn. Tại các dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư có nhu cầu đất đắp để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 khá lớn. Theo tính toán, các dự án trên cần trên 2 triệu m3 vật liệu san lấp; Cùng với đó là khoảng 1,5 triệu mét khối đất đắp còn thiếu để triển khai các dự án trong giai đoạn 2021-2022…

Một trong những dự án cần khối lượng lớn vật liệu san lấp là dự án đường trục chính phía Tây TP. Kon Tum cần khoảng 570 ngàn mét khối đất đắp. Hay như dự án kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla trên địa bàn TP. Kon Tum cần 690 ngàn m3 đất; dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng đường bao khu dân cư phía Bắc TP. Kon Tum cần gần 1,6 triệu m3 đất; dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng đường bao khu dân cư phía Nam TP. Kon Tum cần khoảng 459 ngàn m3…

Thực tế, tại một số công trình đang triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum như dự án đường trục chính phía Tây TP. Kon Tum, dự án Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla trên địa bàn… đang vắng bóng công nhân thi công. Một số dự án khác đã có mặt bằng nhưng nhà thầu không thể tiếp tục triển khai thi công cũng bởi không có đất đắp.

Theo các đơn vị thi công, do chưa có nguồn vật liệu đất đắp để thi công nền đường nên chưa thể triển khai các hạng mục hạ tầng phía trên như hệ thống cống, rãnh, hào kỹ thuật, hệ thống điện ngầm cũng như các kết cấu mặt đường, vỉa hè bên trên. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến công trình chậm tiến độ thi công.

Theo Ban quản lý dự án tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Kon Tum, các dự án, công trình do Ban làm chủ đầu tư có nhu cầu đất đắp trong giai đoạn 2023-2025 cần 2 triệu m3 đất. Trước tình hình này, Ban quản lý đã báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum cùng các ngành liên quan sớm xem xét tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn trên, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các ngành chức năng tập trung tháo gõ vướng mắc trong công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch khoáng sản làm VLXDTT; chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá, cho thuê đất khu vực khai thác khoáng sản, bến bãi... tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án; thực hiện nghiêm việc đóng cửa các điểm mỏ hết trữ lượng khai thác, không đảm bảo thủ tục pháp lý theo quy định…

Thái Hòa

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data