agribank-vietnam-airlines

Thiết kế lại nguồn lực đầu tư cho các siêu đô thị

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Để phát triển thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trở thành một siêu đô thị sánh ngang tầm những đô thị lớn trên thế giới như định hướng của Bộ Chính trị, các chuyên gia cho rằng cần tập trung nguồn lực để xây dựng hệ thống giao thông công cộng, kết hợp khai thác giá trị từ đất đai. TP.HCM cần tìm cách thiết kế lại cơ chế “mở khoá” nguồn lực đất đai, làm sao để giá trị gia tăng từ đất được nhà nước thu hồi và tái đầu tư cho cả xã hội cùng hưởng lợi.
aa

Thách thức lớn nhất là nguồn vốn

Thảo luận tại hội thảo “Phát triển theo định hướng Giao thông công cộng (TOD) và Quan hệ đối tác công - tư (PPP) trong vận tải hành khách khối lượng lớn”, do UBND TP.HCM và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức với sự hỗ trợ từ Tổng Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM chia sẻ, bài toán đầu tư cho hạ tầng giao thông tại TP.HCM đang rất ngổn ngang vì thiếu vốn. Đối với nguồn lực dành cho đường sắt đô thị, tổng chi phí ước tính khoảng 15 tỷ USD, thì hiện nay Thành phố mới cân đối được hơn 25%. Trong đó, TP.HCM đã vay từ các tổ chức quốc tế như ADB, JICA… để thực hiện các tuyến metro số 1 và số 2. Tuy nhiên ông Lâm lưu ý hiện nay không thể hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn vốn vay ưu đãi này vì Việt Nam đã nằm trong ngưỡng các nước thu nhập trung bình.

thiet ke lai nguon luc dau tu cho cac sieu do thi
Đầu tư cơ sở hạ tầng tại TP.HCM còn ngổn ngang vì thiếu vốn

Đối với vốn ngân sách địa phương, TP.HCM đã ưu tiên nguồn lực riêng cho giao thông, chiếm trên 70% ngân sách được điều tiết hàng năm, nhưng nguồn lực này phải tập trung vào các dự án cấp bách hơn như đường vành đai và các tuyến cao tốc kết nối địa phương xung quanh với thành phố. Vì vậy, ngân sách địa phương rất khó đáp ứng nhu cầu đầu tư các tuyến metro.

Trước thách thức đó, lãnh đạo TP.HCM nhận định thành phố có thuận lợi là nguồn lực từ đất đai rất hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, để có nguồn lực đầu tư hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng trong bối cảnh ngân sách địa phương hạn hẹp, các chuyên gia cho rằng việc huy động vốn tư nhân thông qua PPP là không thể khác được. Do hàng loạt vướng mắc và hệ lụy mà phương thức đầu tư - chuyển giao (BT), hay còn gọi là đổi đất lấy hạ tầng gây ra, nên trong Luật PPP năm 2020 đã xoá sổ phương thức này. Tuy nhiên, suy đến cùng thì chính quyền thành phố vẫn phải mượn vốn tư nhân với phương thức thanh toán là khai thác nguồn lực từ đất đai. Vì vậy cần xây dựng một cơ chế hợp tác để nhà đầu tư rót vốn vào trước, sau đó Nhà nước trả lại bằng nguồn lực huy động từ đất đai. Đây cũng là cơ chế phổ biến để phát triển các siêu đô thị trên thế giới.

Cấp thiết phát triển hạ tầng giao thông

Ông Benedict Eijbergen, Giám đốc Ban Quản lý giao thông khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, WB đánh giá, quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ tại các thành phố trên toàn cầu, song việc phát triển giao thông công cộng, hay vận tải hành khách khối lượng lớn, lại không tương xứng. Từ đó đã dẫn tới các vấn đề như tắc đường, chất lượng môi trường xuống cấp do phát thải gia tăng. Các vấn đề này không chỉ kìm hãm sự phát triển của đô thị, mà còn gây thất thoát cho nền kinh tế mỗi năm. Hiện nay WB chưa có tính toán về chi phí thất thoát của kinh tế TP.HCM do vấn đề tắc nghẽn giao thông, song chi phí này của Hà Nội vào khoảng 1,2 tỷ USD/năm. TP.HCM nhiều khả năng còn cao hơn. Chuyên gia của WB cũng chỉ ra thực tế là tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại TP.HCM mới đạt khoảng 9% là mức rất thấp so với nhu cầu.

Trước thực trạng đó, WB khuyến nghị các đô thị lớn như TP.HCM cần phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, hoặc các phương thức vận tải công cộng khác theo định hướng TOD và PPP. Vị này nhấn mạnh, các quốc gia đã thành công trong việc phát triển TOD theo hướng tận dụng quy hoạch hành lang giao thông quan trọng để gia tăng giá trị từ nguồn đất. Hiện nay, TOD đang được kết hợp với PPP và triển khai rộng rãi tại các dự metro ở nhiều quốc gia khác nhau như Brazil, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ… Định hướng này đã trở thành chiến lược tạo nguồn vốn, giảm gánh nặng cho nhà nước, đảm bảo năng lực phát triển cho khu vực tư nhân, mang lại các khả năng sáng tạo cho tất cả các bên tham gia.

Ông Shige Sakaki, Chuyên gia Ban Quản lý giao thông khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, WB giải thích kỹ hơn về TOD. Theo đó TOD là một chiến lược quy hoạch tập trung hình thành các mô hình giao thông đô thị, trong đó thúc đẩy giao thông công cộng, kết hợp với thúc đẩy hình thành các cộng đồng đa dạng, sôi động và đáng sống.

Để làm như vậy, cần quy hoạch sao cho mật độ đô thị, cộng đồng và hoạt động tập trung trong khoảng cách 5-10 phút đi bộ từ các nút giao thông; đảm bảo khả năng tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả của người dân đến các hạ tầng khác nhau. Khi thực hiện TOD, cần kết hợp cải thiện các cơ sở hạ tầng riêng lẻ, đồng thời phát triển toàn diện xung quanh các nút giao thông, điều chỉnh bổ sung đất và cung cấp giao thông công cộng cho người dân.

Ông Shige Sakaki cũng lưu ý thêm, các thành phố theo định hướng TOD phải có giải pháp tổng thể cả “đẩy” và “kéo”. Ở phía kéo, phải có giải pháp hạn chế phương tiện giao thông cá nhân bằng các hình thức như có chính sách về bãi đỗ xe để hạn chế người đi xe máy trong khu vực trung tâm, hoặc phải trả phí để vào khu vực trung tâm. Bên cạnh đó phải kéo người dân cùng sử dụng giao thông công cộng nhiều hơn bằng mạng lưới tốt và dễ tiếp cận hơn; việc đi lại bằng xe đạp hoặc đi bộ thuận tiện hơn.

Chuyên gia của WB nhấn mạnh, hầu hết các hệ thống giao thông công cộng trên thế giới, kể cả ở các quốc gia phát triển đều cần được trợ cấp, vì khoảng 2/3 trong số này không có đủ nguồn thu từ bán vé. Như tại Nhật Bản, kinh doanh bất động sản đường sắt hỗ trợ hoạt động đường sắt tư nhân tại nước này, bởi nguồn thu từ vé chỉ chiếm gần 60% tại Tokyo, 72% tại Tobu, 70% tại Seibu, 68% tại Keio… Các quốc gia này đã phát triển theo hướng TOD để giúp tiếp cận giao thông tốt hơn từ đó mang lại nguồn lợi nhuận tốt hơn, từ đó giúp tập trung nguồn lực tại các siêu đô thị để phát triển kinh tế.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data