Thiện chí giúp xóa đói giảm nghèo là chưa đủ
![]() | Tín dụng - giải pháp căn cơ chống đói nghèo |
![]() | Thúc đẩy xóa đói giảm nghèo bền vững |
![]() | Trăn trở với bài toán xoá nghèo bền vững |
Được xem là “vàng trắng” không chỉ của riêng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 21, cao su đã được nhân rộng ở Tây Bắc với mô hình liên doanh liên kết giữa công ty cao su và hộ gia đình. Mô hình này được kỳ vọng sẽ trực tiếp góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở những địa bàn khó khăn, nơi có tỷ lệ nghèo đói và đồng bào dân tộc cao nhất như vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, viễn cảnh tươi đẹp ấy đã không diễn ra như mong đợi khi ngành cao su suy thoái. Báo cáo liên kết giữa công ty và hộ dân để phát triển các vườn cao su tại Việt Nam “Cơ hội và rủi ro về thị trường” mà các chuyên gia của tổ chức Fores Trend đưa ra thực chứng từ huyện Mường La, tỉnh Sơn La, sau hai lần khảo sát năm 2012 và 2016.
![]() |
Ảnh minh họa |
Khảo sát của Fores Trend cho thấy từ năm 2007, nhiều hợp đồng kinh tế đã được ký kết giữa hộ dân và Công ty cao su Sơn La thuộc Tập đoàn Cao su với thời hạn 50 năm, với mỗi hecta (ha) đất góp vào liên doanh được định giá là 10 triệu đồng, quy ra cổ tức tương đương 8,7% giá trị đầu tư ban đầu cho mỗi ha cao su. Và cứ mỗi 1 ha đất góp vào liên doanh, hộ gia đình được cử một thành viên trong độ tuổi lao động làm công nhân cho công ty.
Thế nhưng giá cao su giảm cùng năng suất mủ cao su không như mong đợi do không nghiên cứu kỹ thổ nhưỡng khiến hiệu quả kinh tế của cây cao su tại Sơn La đang là một ẩn số. Thị trấn Ít Ong là địa bàn đầu tiên cho cạo mủ chỉ với năng suất ước tính khoảng 10,8 kg mủ nước/ha/ngày (tương đương khoảng 0,271 tấn/ha/năm) thấp hơn rất nhiều so với năng suất mủ như thiết kế trong quy trình kỹ thuật của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (1,3 tấn/ha). Với mức năng suất này và với mức giá 32 triệu đồng/tấn cuối năm 2016 thì Công ty cao su Sơn La sẽ lỗ 52,97 triệu đồng trên mỗi tấn mủ.
Chi phí nhân công lao động cho 1 ha cao su trồng mới (như tại xã Mường Bú) đã giảm từ mức 16,56 triệu đồng vào năm 2009 xuống còn 4,28 triệu đồng/ha năm 2014. Các hộ không chỉ bị giảm nguồn thu nhập từ tiền lương mà cũng dần mất đi nguồn thu từ các cây trồng xen vụ trung bình khoảng 10 triệu đồng/năm khi cây cao su đã khép tán từ năm thứ 4, công ty không cho phép trồng xen. Trong khi đó theo ý kiến của một người dân: “Đất đã góp cho công ty với thời hạn 50 năm, không thể lấy lại để trồng các cây trồng khác, trong khi chăn nuôi cũng khó khăn vì không được phép chăn thả”. Điều này phản ánh khó khăn hiện nay trong việc duy trì sinh kế của hộ.
Từ khảo sát này, trước thực trạng một số tỉnh Tây Bắc vẫn còn kiên định với chủ trương phát triển cây cao su lâu dài, các chuyên gia của Fores Trend kiến nghị cần đánh giá toàn diện mô hình góp đất trồng cao su hiện nay và nên được thực hiện liên tục cũng như được sử dụng bởi các cơ quan quản lý để làm nền cho việc xác định chiến lược giúp các hộ giảm thiểu các rủi ro mà thị trường có thể đem lại. Mô hình liên doanh, liên kết giữa DN và các hộ nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng cần được xem xét lại khi được đánh giá là có nhiều rủi ro trong triển khai.
Khuyến nghị này không chỉ với cao su mà còn với các cây hàng hóa quan trọng phục vụ xuất khẩu khi muốn nhân rộng và trở thành một sinh kế cho người nghèo. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại cây hàng hóa phục vụ xuất khẩu ẩn chứa nhiều rủi ro như đầu ra sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu và thị trường luôn trải qua chu kỳ phát triển và suy thoái, với thời gian của mỗi chu kỳ phụ thuộc vào từng loại cây trồng. Thị trường xuất khẩu suy thoái có thể làm các hộ rơi vào cảnh nợ nần và phá sản. Bài học về các hộ trồng cà phê ở Tây Nguyên những năm 2000-2001 là một ví dụ điển hình.
Lại đặt trong điều kiện các nông hộ hiện nay ở Việt Nam, nguồn lực về vốn và trình độ khoa học công nghệ còn thấp, trong khi cây hàng hoá xuất khẩu đòi hỏi đầu tư lớn và kéo dài, đòi hỏi về trình độ thâm canh cao làm cho các loại cây hàng hóa trở thành cây “không thân thiện” với nhiều hộ gia đình và đặc biệt đối với các hộ gia đình nghèo.
Chính vì vậy, lựa chọn loại cây trồng không có hoặc có ít các đặc trưng này có thể giúp giảm rủi ro cho các hộ, đặc biệt là các hộ nghèo đang trở thành bài toán cho các địa phương. Tuy nhiên, dù trồng cây gì, thì cũng cần đánh giá toàn diện trên cả ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường.
Những hỗ trợ của chính quyền địa phương trong bối cảnh thiếu thông tin về tình hình cung - cầu thế giới về các sản phẩm cao su đã trực tiếp làm cho người dân trở thành một bộ phận của chuỗi cung toàn cầu với các rủi ro không lường trước. “Thậm chí sự can thiệp “mạnh” của các cơ quan hành chính vào quan hệ thị trường là một rủi ro rất lớn khi quan hệ thị trường đó không mang lại lợi ích cho người dân”, báo cáo viết.
Ví như cây cao su trên thực tế, UBND tỉnh Sơn La đã trình Thủ tướng phê duyệt Dự án liên doanh theo mô hình góp vốn này và đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, gần như Chính quyền các cấp tại địa phương đã “yêu cầu” các hộ góp vốn bằng quyền sử dụng đất để tham gia dự án và người dân không có sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên khi giá cao su thoái trào UBND cấp cơ sở đã “lảng dần” việc nói tới dự án liên doanh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
