Thích ứng, chuyển dịch để dẫn đầu
![]() |
Phiên toàn thể cấp cao, Diễn đàn Kinh tế xanh 2023 |
Sắp diễn ra Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2023 Chuyển đổi xanh để tăng trưởng bền vững |
“Xanh hóa” từ ý tưởng đến hành động
Tại diễn đàn, lãnh đạo EU, EuroCham và đại diện các doanh nghiệp EU đều đánh giá cao những thành tựu phát triển và tiềm năng to lớn của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, tuần hoàn, công nghệ cao. Các ý kiến cũng đánh giá cao cam kết, nỗ lực và các giải pháp của Việt Nam trong đẩy mạnh chuyển đổi xanh. Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit cho biết, ông rất ấn tượng với các mục tiêu xanh của Việt Nam như: Ngăn chặn nạn phá rừng vào năm 2030; loại bỏ điện than vào năm 2040; phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050… “Và để hiện thực hóa những mục tiêu này, một nỗ lực chính sách sâu rộng đang được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực”, ông Gabor Fluit nói và dẫn chứng một số hành động lớn của Chính phủ Việt Nam gần đây như: Công bố Quy hoạch điện VIII; ký kết Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)… nhằm hướng tới tầm nhìn năng lượng phù hợp với các cam kết đưa phát thải về mức 0 cũng như tìm kiếm các nguồn tài trợ để đảm bảo cho quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam.
Cam kết và sự ủng hộ của Việt Nam đối với quá trình chuyển đổi xanh cũng được thể hiện rõ qua việc tham gia Thỏa thuận Xanh châu Âu. Theo đó, cách tiếp cận trong việc tuân thủ các quy định của Thỏa thuận Xanh như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon và Quy định phá rừng của EU minh họa cho nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt được hiệu quả tài nguyên và sự thịnh vượng, hướng thương mại tới các sản phẩm bền vững.
Trên toàn cầu, người tiêu dùng đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường. Đây không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn là một sự chuyển dịch, phát triển lớn trong hành vi của người tiêu dùng. “Những công ty nhắm mắt làm ngơ trước điều này có nguy cơ trở nên không còn phù hợp, trong khi những công ty thích ứng được sẽ tự khẳng định mình là người dẫn đầu thị trường trong tương lai. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc đón nhận sự thay đổi này là cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước”, theo Chủ tịch EuroCham.
Tuy nhiên đại diện các bên tham gia diễn đàn cũng nhấn mạnh, điều hướng quá trình chuyển đổi này không phải là một nhiệm vụ đơn giản, bởi đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ, đặc biệt là để nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động, triển khai công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy môi trường kinh doanh, thúc đẩy đổi mới… Chính vì vậy, GEF 2023 không chỉ nhấn mạnh sức mạnh của mối quan hệ đối tác nhóm châu Âu - Việt Nam mà còn phản ánh cam kết chung và sự sát cánh cùng Việt Nam vì một tương lai xanh hơn…
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte - đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam - khẳng định: "Chúng ta có mặt ở diễn đàn này vì tin rằng tăng trưởng xanh chính là tương lai và cùng nhau, chúng ta có thể biến khát vọng thành hiện thực, để Việt Nam xứng danh với tên gọi của mảnh đất "rồng bay lên", mảnh đất của những cơ hội. Chúng ta có thể cùng hợp tác để Việt Nam và Hà Lan cùng trở thành "rồng xanh", tận dụng mọi cơ hội mới đang diễn ra".
Bày tỏ ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Việt Nam, Thủ tướng Hà Lan cũng cho biết, năm nay, khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023), Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất của châu Âu tại Việt Nam và 60% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu đi qua cửa ngõ cảng
Rotterdam của Hà Lan. Theo Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, cả hai nước đều đang đối mặt những thách thức về môi trường, đòi hỏi sự chung tay của tất cả các chủ thể liên quan, song trước hết cần có sự đóng góp của cộng đồng doanh nhiệp. "Các chính phủ ban hành các quy định, song khu vực tư nhân lại quyết định sự thành công của các chính sách đó", ông nói và lưu ý rằng, các doanh nghiệp sản xuất và các nhà cung ứng cần phải tuân thủ các quy định mới của Liên minh châu Âu về sản xuất bền vững và đề nghị các doanh nghiệp Hà Lan hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thực hiện điều này.
Việt Nam hướng tới sản xuất, xuất khẩu xanh
Tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Diễn đàn năm nay tiếp tục khẳng định quyết tâm và sự ủng hộ của châu Âu với lộ trình phát triển xanh của Việt Nam. Thủ tướng đánh giá quan hệ Việt Nam và châu Âu đang rất tốt đẹp, đạt nhiều bước tiến lớn về hợp tác trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, quan hệ thương mại, đầu tư phục hồi và tăng trưởng tốt bất chấp khó khăn do dịch Covid-19 và đứt gãy chuỗi cung ứng; tính bổ trợ, đan xen lợi ích ngày càng chặt chẽ, nhất là từ khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi.
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc), thị trường xuất khẩu lớn thứ ba và thị trường nhập khẩu lớn thứ năm của Việt Nam. Còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU tại ASEAN (thương mại hai chiều năm 2022 đạt 62,4 tỷ USD). EU cũng là nhà đầu tư lớn thứ sáu của Việt Nam với 2.535 dự án đang hoạt động với vốn đăng ký hơn 29 tỷ USD tính đến tháng 9/2023.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Việt Nam luôn coi EU là một trong những đối tác tin cậy, quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại; nhắc lại các định hướng lớn trong chính sách phát triển, những nét lớn về môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là Việt Nam cam kết sẽ luôn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài trong bất kỳ trường hợp nào.
Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng bền vững, bao trùm, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần. Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam hướng tới sản xuất xanh, xuất khẩu xanh và năng lượng xanh để các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, bền vững, lâu dài. Đơn cử, nhà máy trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) tại Bình Dương đã mở ra xu hướng đầu tư xanh tại Việt Nam. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ các chiến lược, sáng kiến và chính sách của EU trong phát triển xanh, trong đó có các quy định về sản xuất xanh và Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định này.
Tuy nhiên, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, còn nhiều khó khăn, do đó Thủ tướng mong EU tiếp tục chia sẻ, giúp đỡ Việt Nam trên tinh thần cùng thắng trong xây dựng cơ chế, chính sách, chuyển giao công nghệ, thu xếp nguồn tài chính, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản trị… để thúc đẩy phát triển xanh. Thủ tướng cho rằng, phát triển kinh tế xanh và kinh tế số có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau, muốn phát triển xanh thì phải phát triển kinh tế số và ngược lại. Đây cũng là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Thủ tướng mong muốn và tin tưởng sau diễn đàn này, hai bên sẽ tiếp tục hành động và đạt bước tiến mới trong phát triển kinh tế xanh. Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu có tiếng nói thúc đẩy các nước EU tiếp tục phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA), Ủy ban châu Âu sớm gỡ thẻ vàng IUU với Việt Nam…
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
