agribank-vietnam-airlines

Thị trường Phần Lan: Cơ hội chưa được khai phá

Trường Sơn
Trường Sơn  - 
Phần Lan được đánh giá là quốc gia có môi trường kinh doanh lành mạnh, trình độ công nghệ cao và đặc biệt là “cửa ngõ” thông thoáng để hàng hóa các nước thâm nhập thị trường các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). 
aa

Song cho đến nay, số DN Việt Nam hợp tác làm ăn với DN Phần Lan đang đếm trên đầu ngón tay. Tại hội thảo “Cơ hội hợp tác với DN Phần Lan” diễn ra ngày 17/4, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, rất ít DN Việt Nam tự tin để đầu tư và kinh doanh tại thị trường này.

Thị trường Phần Lan: Cơ hội chưa được khai phá
Giáo dục là một thế mạnh của Phần Lan mà DN Việt có thể hợp tác

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Đỗ Đình Khang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Tư vấn và phát triển công nghệ CKL cho biết, DN hiện đang gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với thị trường Phần Lan. Một trong những rào cản là năng lực yếu kém về công nghệ. “Sở dĩ DN chúng tôi vẫn chưa hợp tác kinh doanh với các DN Phần Lan là vì hiện nay DN vẫn đang gặp khó khăn ở khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch”, ông Khang thừa nhận.

Cụ thể, muốn xuất khẩu vải thiều sang Phần Lan thì phải bảo quản tươi được từ 35 - 40 ngày. Tuy nhiên, do trình độ công nghệ bảo quản sau thu hoạch của DN nói riêng và công nghệ trên cả nước nói chung còn quá yếu, hiện DN vẫn ngậm ngùi chấp nhận xuất khẩu vải thiều qua thị trường Trung Quốc - một thị trường đầy rủi ro, cứ được mùa lại mất giá.

Cũng theo ông Khang, thị trường Phần Lan nói riêng và EU nói chung rất khắt khe trong quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên nếu không cẩn thận, DN Việt rất dễ bị “tuýt còi” vi phạm tồn dư chất bảo quản.

“Nhiều khi, DN cứ nghĩ rằng sản phẩm của mình đã sạch rồi vì trong quá trình trồng trọt, chế biến không phun thuốc sâu, không dùng chất bảo quản quá liều lượng. Nhưng đôi khi họ quên mất một điều là chỉ cần lơ là ở hộp đóng gói sản phẩm xuất khẩu, rất có thể sản phẩm đã bị nhiễm tồn dư kháng sinh”, ông Khang cho biết.

Khó khăn trong bảo quản quả vải chỉ là một trong những ví dụ được DN chỉ ra khi tiếp cận thị trường Phần Lan. Dẫn đến, theo thống kê hiện nay chỉ mới có khoảng 70 công ty Phần Lan đang làm ăn tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại năm 2014 giữa Việt Nam - Phần Lan là khoảng 230 triệu euro, trong đó Việt Nam xuất sang Phần Lan khoảng 150 triệu euro, gồm các nhóm sản phẩm như giày da, dệt may, đồ nội thất, dụng cụ văn phòng. Ngược lại, Phần Lan xuất sang Việt Nam khoảng 80 triệu euro máy móc, thiết bị, lâm sản...

Vì vậy, đánh giá về kim ngạch thương mại giữa 2 quốc gia hiện nay, ông Kimmo Lähdevirta, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam cho rằng, mối quan hệ thương mại tốt nhưng kim ngạch thương mại giữa 2 nước vẫn còn dưới mức tiềm năng rất nhiều.

Ông Kimmo cũng cho rằng, các DN Việt Nam nếu muốn kinh doanh tại thị trường Phần Lan thì trước hết phải đảm bảo vượt qua 3 rào cản. Thứ nhất là về ngôn ngữ, các DN Việt Nam phải có vốn tiếng Anh nhất định mới có thể trao đổi hợp tác làm ăn với DN Phần Lan. Thứ hai là DN Việt Nam cần phải hiểu biết về văn hóa của Phần Lan. Và cuối cùng là DN Việt Nam cần phải tìm hiểu luật pháp của Phần Lan để kinh doanh đúng luật.

Ngược lại, Ngài Đại sứ Phần Lan cũng cam kết, các DN Việt Nam khi đầu tư và kinh doanh tại thị trường Phần Lan sẽ được hỗ trợ tương tự như DN Phần Lan. “Đặc biệt, chúng tôi có hệ thống nghiên cứu thị trường từ nhiều năm qua, vì vậy khi DN Việt Nam đến kinh doanh tại thị trường Phần Lan sẽ được hỗ trợ từ hệ thống nghiên cứu này. Và Phần Lan là thành viên của EU, nên khi kết nối được với Phần Lan thì DN Việt sẽ có cơ hội hoạt động tại thị trường châu Âu”, ông khẳng định.

Đánh giá về sự hợp tác của các DN Phần Lan và Việt Nam, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho biết, đến nay kim ngạch thương mại hai chiều mới chỉ là một con số khiêm tốn, vì thông tin hợp tác giữa DN Phần Lan và Việt Nam quá ít. Vì vậy, trong tương lai các DN của hai quốc gia cần phải tăng cường hợp tác hơn nữa. Phát huy những lợi thế của cả hai bên.

“Chẳng hạn như thế mạnh của các DN Phần Lan là công nghệ thông tin và giáo dục đào tạo. Đây là 2 lĩnh vực đang được quan tâm, cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các DN Việt Nam trong thời gian tới”, bà Hằng cho biết thêm.

Từ ngày 12-15/5, phái đoàn DN Phần Lan hoạt động tích cực trong lĩnh vực Giáo dục và Công nghệ thông tin và Viễn thông sẽ đến Việt Nam, tiếp nối cho phần thảo luận mà Thủ tướng Phần Lan đã trao đổi với Thủ tướng Việt Nam hồi tháng 10 năm ngoái. Phái đoàn DN Phần Lan lần này nhằm tìm hiểu cách hoạt động kinh doanh ở Việt Nam như hợp tác với công ty nào, ai sẽ là đại diện cho công ty của họ tại thị trường Việt Nam và đặc biệt là nhu cầu thị trường Việt Nam như thế nào để DN Phần Lan đưa ra quyết định đầu tư.
Trường Sơn

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data