agribank-vietnam-airlines

Thị trường nhà ở Việt vẫn nhiều tiềm năng

Phương Linh
Phương Linh  - 
Với quy mô dân số gần 100 triệu người, lớn thứ 3 ASEAN nhưng hiện tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất khu vực đạt 38% vào năm 2018, nền kinh tế và thị trường BĐS Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng phát triển...
aa
Thị trường nhà ở Việt Nam bền vững do nhu cầu mua để ở thực
Kích thị trường nhà ở xã hội
Thị trường nhà ở Việt vẫn nhiều tiềm năng
Các nhà đầu tư vẫn tập trung vào các dự án minh bạch

Giao dịch căn hộ tăng trưởng hàng năm

Là hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội góp phần đáng kể vào tăng trưởng tài chính cũng như tình hình hoạt động của thị trường BĐS cả nước. Hai thành phố này có lượng dân cư chiếm 17% tổng dân số quốc gia và tốc độ đô thị hóa cao nhất trong các nước ASEAN. Tốc độ tăng trưởng dân số mạnh tại các khu vực đô thị cùng thay đổi trong cơ cấu hộ gia đình đang tạo ra nguồn cầu lớn cho các dự án nhà ở mới. Phần lớn nguồn cung mới đến từ các dự án chung cư hạng thấp, phản ánh các yếu tố nền tảng về dân số và vĩ mô.

Trong giai đoạn 2014 - 2018, số lượng giao dịch căn hộ đã tăng đáng kể ở cả TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh, số lượng giao dịch đã tăng trung bình 44%/năm trong vòng 5 năm qua, với đỉnh cao nhất là năm 2018 đạt 49.000 giao dịch. Tỷ lệ hấp thụ mới đạt 87% - mức cao nhất trong 5 năm vừa qua.

Sự phát triển có thể nhìn thấy rõ nhất ở phân khúc nhà giá rẻ (tiêu chuẩn hạng C) - phân khúc chính của thị trường trong giai đoạn 2014 - 2018, chiếm 60% tổng số giao dịch. Cả nguồn cung và cầu với phân khúc này đều khá lớn, vì vậy dự kiến căn hộ hạng C sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong hiện tại và tương lai.

Trong năm 2018, số lượng giao dịch nhà ở tại Hà Nội tăng 20% so với 2017. Phân khúc trung cấp, (tiêu chuẩn hạng B), chiếm 61% tổng số lượng giao dịch. Trong giai đoạn 2014 - 2018, phân khúc hạng B chiếm 43-61% số lượng giao dịch, trong khi phân khúc hạng C chiếm 31% thị trường, tăng 6% theo năm. Hạng A cung cấp 8% do giá bán cao và nguồn cung mới hạn chế.

Tình hình hoạt động của phân khúc cao cấp (hạng A) đã được cải thiện trong 3 năm gần đây, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước với mức định giá cạnh tranh và lợi suất cho thuê hấp dẫn. Số lượng người giàu trong nước ngày càng tăng và phân khúc trung cấp đang phát triển là bằng chứng cho tiềm năng của phân khúc BĐS cao cấp, hạng sang.

Đồng thời việc nới lỏng chính sách sở hữu BĐS cho người nước ngoài cũng đã thu hút được một số lượng người mua nhất định trên thị trường quốc tế. Trong năm qua, thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ghi nhận nguồn cầu lớn từ các khách hàng quốc tế. Một số lượng lớn các dự án nhà ở hạng A đã nhanh chóng đạt ngưỡng 30% định trước ở thời điểm mở bán.

Người mua thực sự có nhu cầu nhà ở

Người mua nhà ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có hồ sơ khá tương đồng. Người ở/người sử dụng thực đang chiếm đa số trong phân khúc hạng C, trong khi đó hạng B thu hút các khách hàng có nhu cầu nâng cấp nhà ở và các nhà đầu tư mua để cho thuê. Phần lớn người mua căn hộ hạng A là nhà đầu tư dài hạn. Tỷ lệ người mua nhà có nhu cầu sử dụng thật cao phản ánh sự phát triển lành mạnh của thị trường.

Giá bán nhà ở tại các thành phố lớn có xu hướng tăng. Đơn cử, năm 2018, giá bán trung bình ở TP. Hồ Chí Minh là 1.600 USD/m2, tăng trung bình 10%/năm trong 5 năm qua do giá tăng trên tất cả các phân khúc. Hạng A ghi nhận mức tăng giá cao nhất nhờ nguồn cung mới đạt những tiêu chuẩn dự án cao hơn; hạng B và C cũng ghi nhận mức tăng giá nhưng với tốc độ chậm hơn.

Giá bán trung bình tại Hà Nội năm 2018 ở mức 1.300 USD/m2, tăng nhẹ (1%) so với 2017; hạng A cũng ghi nhận mức tăng giá cao nhất. Do nguồn cung hạng B dồi dào, các chủ đầu tư đã đưa ra những mức giá cạnh tranh để duy trì doanh thu. Số lượng giao dịch hạng C tăng nhờ nhu cầu nhà ở giá rẻ tăng, các chủ đầu tư cũng đưa ra các điều khoản thanh toán, chương trình chiết khấu và khuyến mãi linh hoạt hơn để thu hút khách hàng.

Quỹ đất ngày càng hạn chế, đặc biệt là tại những vị trí đắc địa nơi trung tâm đô thị có thể khiến việc đầu tư phát triển các dự án BĐS hạng sang trở nên khó khăn hơn nhưng hy vọng quy trình và thủ tục phát triển dự án sẽ minh bạch hơn. Điều quan trọng là mối quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế với thị trường nhà ở Việt Nam chưa bao giờ suy giảm dù hiện Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng thông qua nhiều chính sách tiền tệ. Vì vậy, nguồn vốn mua nhà chủ yếu sẽ đến từ vốn chủ sở hữu bởi lãi suất cho vay tương đối cao và việc vay thế chấp nhà chỉ đáp ứng khả năng chi trả của một bộ phận nhỏ người mua.

Trong tương lai, khi triển vọng kinh tế dự báo khả quan, mức vốn FDI đổ vào vẫn sẽ cao và các chính sách tiền tệ phù hợp tạo cơ sở để tin rằng thị trường BĐS Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nhà ở, được hỗ trợ nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của tầng lớp trung lưu, tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và lợi suất cho thuê cao nhất trong khu vực, nguồn cung dự kiến sẽ tăng ở các thành phố chính để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đến năm 2020, phần lớn nguồn cung ở TP. Hồ Chí Minh sẽ rơi vào phân khúc hạng C; còn hạng B dự kiến sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường Hà Nội.

Trong báo cáo mới nhất về tình hình thị trường nhà ở của Công ty Savills Việt Nam nhận định rằng Việt Nam đang trở thành một trong những điểm nóng của thị trường BĐS trong khu vực, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore.

Ngoài sự có mặt của các quỹ đầu tư từ Mỹ và châu Âu, thì hiện nay các quỹ đầu tư toàn cầu cũng đang tích cực nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam. Đà tăng trưởng của thị trường nhà ở được thúc đẩy bởi cơ cấu nhân khẩu học, liên tục thay đổi về cấu trúc và triển vọng kinh tế khả quan tại Việt Nam.

Phương Linh

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội quý I/2025 đang trên đà khởi sắc rõ rệt, ghi nhận mức hấp thụ ròng diện tích bán lẻ cao so với quý trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường. Giá thuê tại khu vực trung tâm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý.
Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH) tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu về loại hình nhà ở giá rẻ này ngày càng bức thiết. Để khơi thông nút thắt, Bộ Xây dựng đề xuất nâng mức lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư NƠXH từ 10% lên 13%. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ NƠXH, nhưng liệu đây có phải là giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu an cư của người thu nhập thấp?
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Theo nghiên cứu của Công ty DKRA, trong quý 1/2025, thị trường bất động sản nhà ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ghi nhận sự cải thiện đáng kể về sức cầu ở một số phân khúc so với cùng kỳ năm trước.
Niềm tin người mua nhà được củng cố

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Tại cuộc họp về Tiêu điểm Thị trường Bất động sản quý 1/2025 diễn ra mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Trưởng bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam nhận định, ba tháng đầu năm 2025, nguồn cung nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hạn chế, với 350 căn hộ và 58 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn mở bán mới.
Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Trong khi thị trường bất động sản liên tục thiết lập những đỉnh giá mới, bỏ xa tốc độ tăng trưởng thu nhập, thế hệ trẻ đang phải đối mặt với bài toán an cư ngày càng nan giải.
Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Là mái ấm mơ ước của nhiều người thu nhập thấp, nhưng nhà ở xã hội đang trở thành “miếng mồi béo bở” cho những kẻ lợi dụng sự cả tin của người dân để trục lợi. Thời gian gần đây, tại TP. Đà Nẵng, nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi đã bị phát hiện, cho thấy thực trạng đáng lo ngại trong giao dịch nhà ở xã hội…
“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Nhiều lao động trẻ hiện nay vẫn loay hoay với bài toán làm sao có thể sở hữu cho mình căn nhà đầu tiên khi chưa đáp ứng được điều kiện mua nhà ở xã hội và cũng chẳng đủ khả năng tài chính để mua nhà ở thương mại.
Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Những ngày gần đây, thị trường bất động sản tại Quảng Nam, đặc biệt là khu vực giáp ranh TP. Đà Nẵng, đang nóng lên bất thường trước tin đồn về việc sáp nhập hai địa phương. Giá đất tại một số khu vực thuộc thị xã Điện Bàn tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ sốt ảo, thổi giá.
Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data