Thị trường hóa bảo hiểm nông nghiệp
![]() | Bảo Việt hợp tác triển khai bảo hiểm nông nghiệp |
![]() | Agribank chung tay giải quyết “bài toán hóc búa” bảo hiểm nông nghiệp |
![]() | Bảo hiểm nông nghiệp: Đừng coi là “chìa khóa vạn năng” |
Chính phủ đang dự thảo nghị định tiếp tục chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN). Dự kiến từ năm 2018 sẽ triển khai BHNN theo nguyên tắc tự nguyện và linh hoạt đưa ra các nguyên tắc áp dụng đối với từng thời kỳ. Để giảm gánh nặng ngân sách Trung ương, Chính phủ khuyến khích các tỉnh, thành cân đối nguồn thu để trích một phần ngân sách địa phương nhằm hỗ trợ phí BHNN cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp tại địa bàn của mình. Đồng thời, nâng mức ưu tiên cho các DN tham gia chương trình BHNN bằng cách cho phép các DN này được chi đề phòng hạn chế tổn thất lên tối đa tới 5% doanh thu phí BHNN thay vì 2% như hiện nay.
![]() |
Ảnh minh họa |
Có thể nói ngay, dự thảo nghị định trên vừa đưa ra lấy ý kiến đã được dư luận xã hội hưởng ứng và tán thưởng với các phản ứng tích cực. Điều này rất dễ giải thích bởi qua 3 năm thực hiện thí điểm chương trình BHNN (2011-2014), mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng những hiệu quả của chính sách ưu đãi này đã thể hiện khá rõ ràng và cụ thể.
Chẳng hạn, thống kê của Bộ Tài chính từ khi Chính phủ có Quyết định 315/2013 về việc thực hiện thí điểm BHNN ở 20 tỉnh/thành tham gia chương trình đã thu hút được khoảng 304.000 hộ dân mua các sản phẩm bảo hiểm cây lúa, bảo hiểm chăn nuôi và bảo hiểm thủy sản. Trong đó có khoảng hơn 62% là các hộ nghèo, 10,2% là các hộ cận nghèo. Điều này có thể thấy rằng chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm đã và sẽ tiếp tục phát huy tác dụng nếu nhân rộng triển khai trên cả nước.
Tuy nhiên, ngay ở những ưu điểm lại đang là khúc mắc lớn nhất của chính sách BHNN. Bởi việc có quá nhiều hộ nghèo và cận nghèo (trên 74%) tham gia vào chương trình BHNN chứng tỏ chính sách này đang bị coi như là một chương trình “xóa đói giảm nghèo” mang tính cấp phát chứ không được coi như là một hoạt động mang tính thị trường và có sự sòng phẳng với các DN tham gia chương trình BHNN.
Nhìn vào con số bồi thường BHNN của các DN tham gia trong giai đoạn 2011-2014, sẽ thấy ngay điều này khi số lượng hộ dân tham gia bảo hiểm thủy sản là trên 7.400 hộ, số tiền bỏ ra để mua bảo hiểm thủy sản (tức doanh thu bảo hiểm thủy sản của 7 DN tham gia chương trình) chỉ đạt trên 218 triệu đồng, trong khi đó, số tiền bồi thường lên tới gần 676 tỷ đồng, gấp gần 3 lần doanh thu. Nếu tính chung cả chương trình thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2014 tỷ lệ bồi thường bảo hiểm là 178,1%. Điều này có nghĩa rằng việc thua lỗ của các DN bảo hiểm là có thật và hầu như rất khó để lôi kéo các DN bảo hiểm tiếp tục tham gia vào chương trình nếu không có sự thay đổi, nâng cao mức ưu đãi về tài chính cho các công ty bảo hiểm tham gia chính sách.
Từ đó, trong dự thảo nghị định mới lần này Bộ Tài chính đã mạnh dạn nâng mức chi đề phòng hạn chế tổn thất cho các DN bảo hiểm thêm 3% so với quy định hiện hành của chương trình thí điểm. Đồng thời chấp nhận ngân sách Trung ương có thể sẽ phải bỏ ra từ 2.100 tỷ đồng/năm đến hơn 2.500 tỷ đồng/năm để hỗ trợ tiền mua BHNN cho các hộ nghèo và cận nghèo, nhằm đạt được các mục tiêu về an sinh xã hội.
Tuy nhiên, đại diện một số DN bảo hiểm cho rằng, việc triển khai chính sách BHNN nếu dựa trên tinh thần hỗ trợ như cách làm của Bộ Tài chính là “sai từ cách tiếp cận”. Bởi mặc dù đã đặt ra nguyên tắc tự nguyện, nhưng do ngân sách vẫn là nguồn chủ yếu chi trả cho DN bảo hiểm nên thủ tục nhận lại phần tiền này khá rắc rối. Bên mua và bên bán bảo hiểm dường như không có sự chủ động trong việc thương thảo hợp đồng mà luôn bị ép vào các quy chuẩn, biểu mẫu cứng nhắc, có sẵn do quy định từ nghị định và thông tư hướng dẫn. Từ đó rất dễ dàng phát sinh các tranh chấp khi xảy ra các trường hợp phải bồi thường thiệt hại.
Vì thế, 3/7 DN bảo hiểm đã tham gia chương trình thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2014 cho rằng, bản thân họ sẵn sàng tiếp tục đồng hành với chính sách này của Chính phủ, nhưng cần tiếp cận hoạt động BHNN theo hướng thị trường, trao quyền thương thảo nhiều hơn cho DN và người dân, để không mất quá nhiều chi phí khai thác, giám định, bồi thường, đề phòng hạn chế tổn thất, giám sát rủi ro cho DN.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
