agribank-vietnam-airlines

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index chạm ngưỡng 2.300 điểm

P.L
P.L  - 
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nông sản là nhóm duy nhất tràn sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày hôm qua (24/3). Riêng giá mặt hàng đậu tương nối dài chuỗi suy yếu sang phiên thứ 5 liên tiếp.
aa
Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Thị trường hàng hóa: Giá năng lượng và cà phê đồng loạt ‘xanh’ trong tuần qua

Trong khi đó, trên thị trường năng lượng, giá hai mặt hàng dầu thô Brent và WTI lại có phiên thứ 4 tăng. Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,2% lên mức 2.296 điểm.

Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường đậu tương

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, thị trường nông sản chìm trong sắc đỏ khi hầu hết các mặt hàng trong nhóm đồng loạt giảm giá. Trong đó, giá đậu tương giảm 0,25% về mức 370 USD/tấn trong phiên giao dịch hôm qua, đánh dấu phiên giảm thứ 5 liên tiếp. Khối lượng giao dịch thấp phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước loạt thông tin quan trọng dự kiến sẽ được công bố trong tuần này. Thị trường biến động giằng co do tác động từ các yếu tố cơ bản trái chiều.

Theo dự báo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chi nhánh Brazil, diện tích trồng đậu tương của nước này trong niên vụ 2025-2026 có thể tăng lên 48,2 triệu ha, so với mức 47,3 triệu ha của niên vụ 2024-2025. Sản lượng đậu tương niên vụ 2025-2026 được dự báo đạt 173 triệu tấn, tăng so với mức ước tính 169,5 triệu tấn thu hoạch trong niên vụ hiện tại. Xuất khẩu đậu tương Brazil cũng được kỳ vọng đạt kỷ lục 112 triệu tấn trong niên vụ tới, vượt qua mức 108,3 triệu tấn của niên vụ 2024-2025.

Ngoài ra, báo cáo từ Công ty tư vấn AgRural cho biết tiến độ thu hoạch đậu tương niên vụ 2024-2025 tại Brazil đã đạt 77% diện tích dự kiến tính đến ngày 20/3, tăng 7 điểm phần trăm so với tuần trước đó. Những tín hiệu này cho thấy nguồn cung đậu tương từ Brazil đang mở rộng, tạo áp lực lên giá trên thị trường

Ở chiều ngược lại, báo cáo Giao hàng Xuất khẩu (Export Inspections) của USDA ghi nhận lượng giao hàng đậu tương trong tuần kết thúc ngày 20/3 đạt 822.000 tấn, cao hơn đáng kể so với mức 658.000 tấn của tuần trước và mức 786.000 tấn cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động giao hàng cải thiện mang lại kỳ vọng tích cực về xuất khẩu ngắn hạn, góp phần hạn chế đà giảm giá trong phiên vừa qua.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong ngày 24/3, giá chào bán đậu tương thành phẩm có xu hướng tăng nhẹ. Tại cảng Cái lân, giá khô đậu tương kỳ hạn giao trong tháng 5 và tháng 6/2025 được chào bán ở mức 10.850 đồng/kg. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào bán ghi nhận thấp hơn khoảng 100 đồng so với cảng Cái Lân.

Giá dầu lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 3

Trên thị trường năng lượng, ngoại trừ khí tự nhiên, cả bốn mặt hàng còn lại đồng loạt tăng giá. Trong đó, giá dầu thô đã tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần, với dầu Brent tăng 1,16% đạt 73 USD/thùng và dầu WTI chạm mức 69,11 USD/thùng, tăng 1,22%. Đây đều là mốc giá cao nhất kể từ đầu tháng 3 của cả hai mặt hàng. Lực đẩy giá xuất phát từ những động thái mới nhất của Mỹ nhắm vào mặt hàng dầu thô của Venezuela.

Ngày 24/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% lên các quốc gia nhập khẩu dầu từ Venezuela, bắt đầu từ ngày 2/4. Đây sẽ là mức thuế suất bổ sung đi kèm với các mức thuế khác theo bản kế hoạch sẽ được Nhà Trắng công bố dự kiến cùng ngày.

Quyết định này không chỉ nhằm gây áp lực lên chính quyền Venezuela, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Quốc - nước nhập khẩu lớn nhất của Venezuela với khoảng 503.000 thùng/ngày trong tháng 2. Các khách hàng lớn khác như Tây Ban Nha, Italia, Cuba và Ấn Độ cũng sẽ chịu tác động từ chính sách này.

Trước đó, một số thực thể Trung Quốc đã bị trừng phạt vì nhập khẩu dầu từ Iran, buộc họ phải tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Ngoài ra, giá dầu còn được hỗ trợ bởi kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC+, công bố ngày 20/3. Theo dự báo của Goldman Sachs, tăng trưởng sản lượng của nhóm OPEC+ sẽ giảm khoảng 300.000 thùng dầu mỗi ngày trong vòng 12 tháng sắp tới với mỗi mức giảm 10 USD/thùng nếu giá dầu Brent vẫn ở mức trên ngưỡng 70 USD/thùng. Mức giảm sản lượng này sẽ tiếp tục tăng theo sự giảm giá của thị trường và ảnh hưởng tương tự cũng có thể áp dụng lên sản lượng dầu đá phiến của Mỹ.

Một yếu tố hiếm hoi kìm hãm đà tăng giá dầu là những tiến triển tích cực trong đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Sau những thỏa thuận ban đầu về đảm bảo an ninh cho cơ sở vật chất ngành năng lượng thì vào ngày hôm qua tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Mỹ và Nga đã kết thúc đàm phán về lệnh ngừng bắn tại vùng Biển Đen với phản hồi tích cực từ cả hai phía.

Tổng thống Trump cùng ngày cũng tuyên bố là Mỹ và Ukraine đang tiến đến rất gần với một thỏa thuận chia sẻ doanh thu khoáng sản. Tuy nhiên, cả Nga và Ukraine vẫn đang có những báo cáo về các cuộc tấn công nhỏ lẻ, gây cản trở không nhỏ trên con đường hướng tới sự kết thúc cho cuộc xung đột tại Ukraine.

P.L
MXV

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data