Thị trường đòi hỏi, ngân hàng phải làm
![]() | Opportunity Network mở mạng lưới FinTech tại Việt Nam |
![]() | Công nghệ hỗ trợ phụ nữ phát huy tài năng |
![]() | Tương lai là của… Fintech |
![]() |
Ông Võ Tấn Hoàng Văn |
Sự phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ - Fintech đang tạo ra những thay đổi to lớn. Câu hỏi được đặt ra là liệu các NH tại Việt Nam sẽ làm gì trước xu thế phát triển mạnh mẽ của Fintech. Theo chia sẻ của Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn, việc phối hợp với Fintech sẽ tăng khả năng thanh toán cung cấp dịch vụ của NH như mở rộng sản phẩm, hình thức thanh toán hiện đại, ví điện tử…
Ông có thể đánh giá tiềm năng cũng như thách thức của Fintech đối với các NH Việt Nam?
Có thể nói, dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trọng rất lớn đối với NH truyền thống. Mà thanh toán điện tử lại là thế mạnh của các công ty Fintech. Ngoài dịch vụ thanh toán qua Internet Banking, Mobile Banking, họ có thể thực hiện nhiều hoạt động khác giống như NH cho vay thẻ tín dụng, bán hàng trả chậm… Nếu NH không muốn mất thị phần sẽ phải tăng đầu tư công nghệ để phát triển các sản phẩm mới, nhưng cái này đòi hỏi chi phí tương đối lớn.
Vậy nên, việc bắt tay với Fintech cũng là một cách thức để giữ thị phần thanh toán cũng như phát triển thêm nhiều sản phẩm mang tính đột phá, tăng lãi thu từ dịch vụ cho các NH. Đây là nguồn thu mà các NH đang đẩy mạnh nhằm đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận bền vững, gia tăng giá trị cho cả NH lẫn khách hàng.
Với hướng đó, rõ ràng, theo tôi, NH phải chú trọng hợp tác với Fintech. Có thể NH không phải làm toàn bộ, mà tuỳ mảng dịch vụ mà họ muốn đẩy mạnh liên kết để duy trì, hay đặt kỳ vọng cao là tăng thêm thị phần thanh toán.
Nhưng các NH có vẻ chưa thực sự mặn mà đối với Fintech. Có phải lo ngại rủi ro của Fintech có thể mang lại cho NH?
Không phải vậy. Theo tôi, vì dịch vụ truyền thống tại các NH Việt Nam hiện vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn nên chưa bắt kịp trào lưu đó. Còn về rủi ro đối với hoạt động này cũng khó tránh khỏi, bởi đến thanh toán trực tiếp còn có thể bị giả mạo thì thanh toán qua mạng là điều có thể xảy ra, nhưng mức độ rủi ro không lớn vì nó đã được phân tán. Bởi lẽ, dịch vụ thanh toán của họ dựa vào số đông. Số tiền thanh toán mỗi giao dịch qua Fintech lại nhỏ. Thực tế, tôi được biết, sản phẩm của họ đưa ra được thử nghiệm rất kỹ về tính năng cũng như bảo mật.
Để mức độ phủ sóng của Fintech rộng hơn theo ông, cần có chính sách hỗ trợ?
Tôi nghĩ là không cần, tự thị trường đòi hỏi bắt buộc các NH phải làm. Nếu không cải tiến, nâng cấp dịch vụ các NH Việt Nam sẽ tụt hậu, thị trường thanh toán bị thu hẹp thậm chí là mất thị phần, nên tự động các NH phải điều chỉnh. Như tại SCB đang kết hợp với Fintech nâng cấp dịch vụ Mobile Banking, kết nối cổng thanh toán… để phát triển thị phần.
Để không tụt hậu, mỗi năm, SCB đều duy trì chi phí 25 – 35 triệu USD đầu tư công nghệ thông tin, có thể là đầu tư chiều sâu hoặc chỉ là bảo trì. Nhưng chi phí này luôn được duy trì. Cùng với chi phí vận hành (lương thưởng), mua sắm tài sản, thì đầu tư công nghệ thông tin là một trong ba loại chi phí bắt buộc trong kinh doanh NH. Giá thành sản phẩm của NH dựa trên 3 cấu phần trên và đảm bảo lãi bù được chi phí. Nếu không NH cầm chắc kinh doanh lỗ.
Đưa công nghệ thông tin chiếm bao nhiêu % trong chi phí hoạt động chung của NH. Ông có kỳ vọng nó sẽ tăng thu từ dịch vụ?
Có thể công nghệ thông tin chiếm tỷ lệ 10 – 15% chi phí hoạt động NH tuỳ theo mục tiêu của từng năm. Nhưng dù giai đoạn nào, NH xác định phải đầu tư rất tích cực công nghệ thông tin mới nâng cao được khả năng cạnh tranh. Còn nếu công nghệ thông tin lạc hậu, xử lý thông tin chậm, không đảm bảo an toàn, chắc chắn sẽ mất khách hàng.
Tôi nghĩ, ít nhất phải mất một chu kỳ 5 năm, đầu tư mảng này mới giúp hái được nhiều trái ngọt cho NH. Nó đòi hỏi một quá trình lâu dài chứ không thu ngay tiền tươi thóc thật như hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, nếu đã có nền tảng, đà tăng của doanh thu từ hoạt động này sẽ tăng trưởng rất tốt và bền vững không lo trồi sụt như đầu tư tín dụng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng
