Thẻ trả trước: Lời khuyên để sử dụng hợp lý và an toàn
![]() |
Anh minh họa |
Trăm người cấp, vạn người dùng
Tháng rồi, Starbucks - thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới, phát triển hệ thống cửa hàng tại nhiều thành phố lớn của Việt Nam - đã giới thiệu chương trình Starbucks Rewards đến các khách hàng của mình.
Theo đó, Starbucks cung cấp ứng dụng trên điện thoại di động kết nối với thẻ trả trước để giúp khách hàng thanh toán tại cửa hàng của hệ thống này trên đất nước Việt Nam bằng cách quét mã vạch trên ứng dụng di động hoặc quẹt thẻ.
Cùng với việc đưa ra cách thức thanh toán mới không dùng tiền mặt, Starbucks cũng áp dụng chương trình khuyến mãi đi kèm như một cú huých nhằm thúc đẩy khách hàng của mình tăng cường sử dụng dịch vụ.
Cụ thể, với mỗi giá trị 40.000 đồng chi trả hoàn toàn bằng thẻ Starbucks đã đăng ký, chủ thẻ sẽ tích lũy được một điểm ngôi sao vào tài khoản Starbucks Rewards của mình. Với 5 điểm ngôi sao đầu tiên, chủ thẻ nhận ưu đãi mua một tặng một ngay sau khi tích lũy được (có giá trị nhận trong vòng 1 tháng).
Ngoài ra còn có các ưu đãi quà sinh nhật là một phần bánh, có hiệu lực nhận quà trong tháng sinh nhật; ưu đãi ly nước miễn phí với mỗi 25 điểm ngôi sao; các ưu đãi riêng cho hạng thẻ vàng…
Trải nghiệm thanh toán trên các thẻ trả trước và ứng dụng điện thoại trong các doanh nghiệp là một phần trong chiến lược mở rộng kinh doanh, tiếp cận nhóm khách hàng ưa công nghệ, đặc biệt là giới trẻ. Chính vì vậy, không chỉ riêng Starbucks phát triển chương trình thẻ.
Hệ thống khu vui chơi cho trẻ em TiNiWorld cũng đã đưa vào sử dụng thẻ N KID Family để thanh toán tất cả các dịch vụ của doanh nghiệp này, gồm cả chi phí vào cổng. Theo đó, TiNiWorld có các hạng thẻ hạng bạc, vàng, kim cương thông qua mức chi tiêu từ 2-5 triệu đồng/năm…
Rủi ro nào cho người dùng?
Theo chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực, việc thẻ có tính năng nạp tiền và thanh toán như của Starbucks hiện khá phổ biến trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Bản chất loại thẻ này chỉ như một loại tiền ứng trước cho tiêu dùng tương lai.
Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt là tổ chức phát hành thẻ không trả lãi cho khoản tiền ứng trước của khách hàng và không thể quy đổi số dư thẻ trở lại thành tiền pháp định.
Các chuyên gia cho rằng, hình thức thẻ trả trước cũng đi kèm không ít rủi ro cho chủ thẻ. Như với thẻ Starbucks, để kích hoạt thẻ khách hàng nạp thẻ tối thiểu là 100.000 đồng, giá trị nạp những lần sau từ 50.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, thẻ Starbucks phát hành tại Việt Nam cũng chỉ được sử dụng tại hệ thống cửa hàng của thương hiệu này tại Việt Nam.
Cũng theo khuyến cáo trên trang starbucks.vn, nếu thẻ Starbucks bị mất, bị đánh cắp hoặc bị phá hủy, chủ thẻ có thể sẽ mất số dư của như điểm ngôi sao trong thẻ Starbucks.
Một quy định khác là: Thẻ Starbucks đã đăng ký sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng của thời hạn ba năm kể từ thời điểm giao dịch tài chính cuối cùng được thực hiện bằng cách sử dụng thẻ Starbucks (kích hoạt thẻ, nạp tiền vào thẻ, sử dụng ưu đãi đối với thẻ Starbucks đã đăng ký, giao dịch mua hàng, chuyển tiền) hoặc vào ngày chấm dứt chương trình Starbucks Rewardsnhư đã thông báo cho cơ quan có thẩm quyền và công bố tại các cửa hàng Starbucks ở Việt Nam, tùy thuộc vào thời điểm nào sớm hơn.
Như vậy, cũng có thể hiểu rằng trong một số trường hợp nhất định, chủ thẻ sẽ không thể sử dụng được số dư trong thẻ Starbucks nữa, và khoản tiền này “chạy” đi đâu thì chủ thẻ không dễ biết được.
Còn nhiều vấn đề với thẻ trả trước
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có cơ quan đầu mối quản lý hoạt động phát hành các loại thẻ trả trước thương mại như trên. Do đó, đã có khá nhiều trường hợp sử dụng thẻ trả trước cho hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho khách màng mà tiêu biểu là các vụ án đánh bạc online dựa trên hình thức nạp tiền bằng thẻ cào điện thoại vừa qua.
Đồng thời, theo các chuyên gia an toàn thông tin mạng, mức độ an toàn của các loại thẻ thành viên, thẻ trả trước này hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của đơn vị phát hành. Nếu những công ty này hoạt động lành mạnh thì các thẻ trả trước này cũng sẽ an toàn. Tuy nhiên, khi gặp vấn đề thì các thẻ trả trước sẽ rất rủi ro.
Đầu tiên là rủi ro về thanh toán, khi đơn vị phát hành thẻ gặp vấn đề trong hoạt động và không thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ, khách hàng sẽ rất khó để lấy lại tiền cũng như tiếp tục sử dụng dịch vụ, mặc dù theo nghiệp vụ kế toán, các khoản trả trước này sẽ được ghi nhận vào nghĩa vụ nợ của công ty phát hành thẻ.
Chính vì vậy, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng người dân nên sử dụng những loại thẻ này vào mục tiêu thanh toán và nên duy trì số tiền vừa đủ phục vụ nhu cầu. Cần hết sức tránh sử dụng các loại thẻ này cho mục tiêu đầu cơ, đầu tư hoặc duy trì số dư lớn trong tài khoản.
Đồng thời, nên áp dụng các biện pháp an toàn, bảo mật phù hợp; xem xét thêm các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác như ví điện tử, thẻ ngân hàng, thanh toán di động… Cuối cùng là cần chủ động nâng cao trình độ, kiến thức về hoạt động tài chính, ngân hàng.
Đồng thời, cơ quan quản lý cũng cần sớm ban hành các qui định quản lý phù hợp.
Tin liên quan
Tin khác

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

Techcombank: Cá nhân hóa tới từng khách hàng, tối ưu trên từng điểm chạm

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Sacombank Pay nâng cấp phiên bản mới, gia tăng trải nghiệm và tiện ích cho khách hàng

eCash “made in HDBank”: Từ sự thấu hiểu đến giải pháp thu hộ tiền mặt qua ứng dụng số dẫn đầu thị trường

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Trúng 10 lượng vàng khi gửi tiết kiệm cùng Ngân hàng Số Vikki
