Thế hệ “Z” và xu thế tiêu dùng
![]() | Người Việt mua sắm qua ứng dụng nhiều hơn |
![]() | CBRE: Thế hệ Z - Thách thức mới cho các nhà bán lẻ |
Theo số liệu đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam, nhóm thực phẩm ngẫu hứng và thức uống, 2 trong số các nhóm sản phẩm chịu tác động bởi sự tham gia mua hàng của thế hệ Z, có tổng thị phần trị giá 6,6 tỷ USD vào năm 2017. Không chỉ thế, đó cũng là những người ra quyết định cho các hoạt động giải trí bên ngoài, ăn tối và các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và đồng hồ thông minh.
![]() |
Sở thích của thế hệ Z được các DN tận dụng triệt để |
Thế hệ Z được lớn lên trong thời đại công nghệ thông tin, những thứ trở thành “bất ly thân” với họ là điện thoại di động và Internet. Họ sử dụng các công cụ này cho các mục đích khác nhau như kết nối với bạn bè, gia đình và cập nhật những gì đang xảy ra xung quanh.
Đáng chú ý hơn, họ còn sử dụng các kênh truyền thông xã hội để thể hiện ý kiến và niềm tin của mình cũng như các hoạt động hàng ngày. Cùng với đó, các hoạt động giải trí như đi xem phim, đi siêu thị, tụ tập tại cửa hàng tiện lợi hoặc ghé thăm nhà bạn bè cũng là những hoạt động tiêu biểu mà họ yêu thích.
Các đặc điểm trên cho thấy thế hệ Z đang tiếp cận và tương tác với các thương hiệu ở rất nhiều kênh. Sẵn sàng với những trải nghiệm mới là cơ hội tốt để các thương hiệu thu hút sự chú ý của họ đối với các sản phẩm mới ra mắt. Điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Một minh chứng là Sears, tập đoàn bán lẻ từng lớn nhất Hoa Kỳ đã phải tuyên bố phá sản gần đây, do phớt lờ xu hướng mua hàng trực tuyến của khách hàng, nhường lại ngôi vị cho Amazon.
Trong khi Tập đoàn bán lẻ điện tử Amazon liên tục bành trướng càng chứng tỏ đại gia thương mại điện tử này đã rất linh hoạt thay đổi chiến lược bán hàng để có thể thích nghi được với thị hiếu của khách hàng hiện nay - xu hướng mua sắm trực tuyến, mua sắm đa kênh. Người ta muốn có những trải nghiệm online - offline - online.
Cùng với đó, một ví dụ điển hình tại thị trường Việt Nam là sự đổ vỡ của Diamond Plaza, Parkson dù nhu cầu mua hàng hiệu đẳng cấp của giới trung lưu vẫn còn, thậm chí rất cao. Thế chân vào đó là những trung tâm mua sắm đa tiện ích với mô hình “one stop shopping”.
Tại đây, người ta có thể mua sắm nhiều chủng loại mặt hàng từ bình dân đến cao cấp, từ đồ ăn, thức uống, đến thỏa mãn các nhu cầu ăn uống, giải trí, vui chơi… Nhiều trung tâm thương mại như Aeon, Cresent mall, Takashimaya, Emart, Lotte mart… đã trở thành điểm đến cuối tuần đông vui nhộn nhịp.
Bên cạnh đó là sự lên ngôi của hình thức mua hàng online tiện dụng và an toàn, người dùng có thể mua bất cứ món đồ nào mình thích ở mọi quốc gia trên thế giới với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, kể cả dịp khuyến mại khủng vẫn mua được đồ với giá hợp túi tiền. Đây đang là “đất sống” tốt cho Lazada, Tiki, Sendo… hay Amazon lên kế hoạch “khủng” đổ bộ thị trường tiềm năng này.
Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc điều hành Nielsen Việt Nam lý giải, từ thuyết phục khách hàng thế hệ Z chú ý đối với các sản phẩm mới ra mắt đến giữ chân họ ở lại, tiêu dùng đòi hỏi nỗ lực lớn hơn và hiểu biết sâu sắc về nhóm người tiêu dùng này. Song cần chú ý là những người tiêu dùng trẻ tuổi này có ít tài sản hơn và ít đảm bảo hơn về công ăn việc làm so với các thế hệ trước đó, nên cũng có nguy cơ tích lũy nợ nhiều hơn, một chuyên gia khuyến cáo.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
