Thế chấp máy móc gặp khó
![]() | Tín dụng ngân hàng đang chảy vào đâu? |
![]() | Tín dụng ngân hàng về nông thôn mới |
![]() | Ưu tiên ổn định mặt bằng lãi suất để thúc đẩy tín dụng doanh nghiệp |
Nhận 2 tỷ bán 100 triệu
VietA Bank đã cho một công ty chế tác vàng và trang sức ở TP.HCM vay vốn mấy năm trước, dựa trên tài sản thế chấp là 60 chiếc máy phân kim vàng trị giá 2 tỷ đồng trên hóa đơn nhập khẩu. Thế nhưng, khi DN gặp khó khăn trong kinh doanh, không thanh toán được nợ, ngân hàng phải chạy đôn chạy đáo bán tài sản thế chấp là 60 chiếc máy phân kim vàng được 100 triệu đồng. Những người trong cuộc cho rằng do thị trường máy phân kim vàng quá hẹp, đến mức DN còn không sử dụng vào sản xuất được thì ngân hàng cầm làm gì?
![]() |
Sản phẩm cơ khí liên quan đến mọi lĩnh vực sản xuất hàng hóa khác, nhưng không có nhiều DN cung ứng trong chuỗi giá trị toàn cầu |
Ông Lê Tấn, một người đang điều hành công ty mua bán nợ (AMC) của một NHTMCP ở TP.HCM cho biết, tài sản đảm bảo nếu là chiếc xe máy, ô tô, thậm chí cổ phiếu… thì mặc dù có rủi ro về hao mòn thiết bị hoặc biến động giá trên thị trường, ngân hàng cũng dễ hơn khi định giá để cho vay. Còn những máy móc thiết bị trong một dây chuyền sản xuất, thường rất khó bán do thị trường rất hẹp, nên ngân hàng nào cũng ngần ngại nhận làm tài sản đảm bảo nợ vay.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết định giá tài sản máy móc thiết bị rất khó ở chỗ, không có một cơ quan nào độc lập đứng ra định giá. Các công ty định giá hiện nay chủ yếu làm sản phẩm BĐS. Bên cạnh đó, các NHTM cũng có thể dễ đánh giá giá nhà đất cùng khu vực để so sánh định giá cho vay.
Lãnh đạo các NHTM cho rằng, tài sản đảm bảo chỉ là một hình thức giữ niềm tin, phòng khi có rủi ro, DN không trả được nợ thì ngân hàng mới phải thu hồi tài sản đảm bảo để thanh lý thu lại phần vốn vay và một phần lãi. Ngân hàng cho vay là kinh doanh trên phương án sản xuất hiệu quả, chứ không phải buôn bán tài sản thế chấp của khách hàng vay vốn. Thực tế, NHTM ngại cầm tài sản thế chấp nợ vay bằng dây chuyền máy móc đối với những công ty khởi nghiệp, sản phẩm chưa định hình trên thị trường. Còn đối với những DN cơ khí có thương hiệu, như ô tô Trường Hải, xe buýt Samco... thì nhiều NHTM lại sẵn sàng cho vay vốn.
Phải tạo thị trường mua lớn
Hiện nay, trên 90% công ty cơ khí là DNNVV, đặc biệt sản lượng và phẩm cấp hàng hóa chưa thể tham gia vào các chuỗi sản xuất của các công ty lớn ở trong nước. Lĩnh vực cơ khí được Nhà nước xác định là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế, do sản phẩm của nó cung ứng cho mọi hoạt động sản xuất khác để tạo ra hàng hóa cho xã hội. Trong cơ chế tạo nguồn cung tín dụng, DNNVV thuộc diện được ưu tiên lãi suất vay vốn. DNNVV hiện nay được vay vốn ngắn hạn bằng VND với lãi suất không quá 7%/năm, hay 9%/năm khi vay trung, dài hạn.
Hiện nay, các NHTM kinh doanh có bài bản thường có hai hình thức xếp hạng DN để đánh giá tiêu chí cho vay. Thứ nhất là DN có tình hình tài chính tốt - nghĩa là số nợ vay không quá 1 hoặc 2 lần vốn chủ sở hữu của DN. Thứ hai, sản phẩm sản xuất của DN có đầu ra ổn định cộng thêm yếu tố doanh thu và lợi nhuận tốt. Lĩnh vực cơ khí được Nhà nước xếp vào nhóm sản xuất được ưu tiên, nếu sản phẩm định danh được trên thị trường, các NHTM sẽ không bỏ qua trong quá trình mở rộng tín dụng. Theo đó, nếu DN có tỷ lệ vay vốn trên vốn chủ sở hữu thấp và doanh thu, lợi nhuận tốt, thì nhiều NHTM có thể cho vay tín chấp. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng những công ty sản xuất các sản phẩm kết cấu thép có phẩm cấp cao hiện rất ít.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, cần phải tạo ra một thị trường mua bán, sang nhượng các sản phẩm máy móc thiết bị đã qua sử dụng, để những người cần mua tìm được người cần bán. Nhà nước cũng nên tạo ra một trung tâm thẩm định giá máy móc thiết bị, mở ra thị trường giao dịch đủ rộng cho các DN.
Ngoài ra, cần có chính sách miễn giảm thuế, phí đối với những công ty cơ khí lớn nếu sử dụng sản phẩm phụ trợ của các DNNVV trong nước. Theo đó, sẽ có những DN đầu tàu kéo được thị trường mua bán sản phẩm cơ khí tiêu thụ sản phẩm của các DNNVV. Đặc biệt, hỗ trợ được cho các DNNVV trong lĩnh vực cơ khí tham gia vào các chuỗi giá trị của các tập đoàn sản xuất toàn cầu. “Khi đã tạo ra một thị trường mua lớn, DNNVV có đầu ra tốt, lập tức các NHTM sẽ mạnh dạn tham gia cho vay”, ông Tùng nói.
Theo Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có khoảng 3.100 DN cơ khí với 53.000 cơ sở sản xuất. Năm 2016 nhập khẩu của nhóm mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng lên đến 71,8 tỷ USD chiếm 41,4% giá trị kim ngạch nhập khẩu. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
