Tháo gỡ vướng mắc cho phát triển nông nghiệp
![]() | Để sản xuất nông nghiệp bứt phá |
![]() | Ngành nông nghiệp Việt Nam: Chuyển đổi số làm thay đổi tư duy quản lý, vận hành |
![]() | Hiệu quả chuỗi liên kết trong nông nghiệp |
Năm 2021, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp TP.HCM đạt gần 18.675 tỷ đồng, giảm 13,7% so với năm 2020 do ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 và các yếu tố bất lợi về thiên tai, thị trường. Toàn thành phố có 113.634 ha đất nông nghiệp, chiếm hơn 54% tổng diện tích tự nhiên; khoảng 50.000 người lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực tế sản xuất đã phát sinh nhiều vướng mắc khiến ngành chưa thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế dù tăng trưởng bình quân của ngành đạt 5,5%, góp phần thúc đẩy cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao.
![]() |
Thành phố cần sớm có giải pháp phù hợp giúp nông dân chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp khác |
Để phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, các chuyên gia cho rằng cần điều chỉnh trong việc thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn cụ thể về cho phép xây dựng nhà màng, nhà lưới trên đất nông nghiệp. Và thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp của nông dân. Đó là những điều chỉnh trong việc thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn cụ thể về cho phép xây dựng nhà màng, nhà lưới trên đất nông nghiệp; chương trình hỗ trợ vay vốn nông nghiệp. Thành phố cần sớm có giải pháp phù hợp giúp nông dân chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp khác để mở rộng diện tích xây dựng nhà màng, nhà lưới, nhà sơ chế, nhà chứa vật tư nông nghiệp, nhà trồng nấm bào ngư, văn phòng hợp tác xã. Các ngành chức năng TP.HCM cần thường xuyên tăng cường kiểm tra xử lý kiên quyết đối với các khu công nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường nước…
Cụ thể, bà Lê Thị Thanh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn cho rằng, Quyết định 655/QĐ-UBND của UBND TP. HCM về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị có quy định rằng dự án phải phù hợp với quy hoạch mới được hỗ trợ vay vốn. Đây là điều còn gây cản trở cho nông dân trên nhiều địa bàn vì đất nông nghiệp thường xen cài trong khu dân cư rất nhiều, khó đáp ứng tiêu chí vay vốn. Để chương trình hỗ trợ của thành phố đạt hiệu quả cao hơn, thành phố cần có hướng dẫn cụ thể về cho phép xây dựng nhà màng, nhà lưới trên đất nông nghiệp. Đặc biệt, thành phố cần hướng dẫn thủ tục viết phương án vay vốn ngắn gọn cho hội viên nông dân do đa phần hạn chế về trình độ.
Vướng mắc về việc công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ được xây dựng 15m2, không đáp ứng nhu cầu cơ bản về nơi ăn uống, vệ sinh cho người canh giữ vườn, ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét tăng diện tích xây công trình phụ. Ngoài ra, các khu đất nông nghiệp hiện không tiếp giáp với đường giao thông công cộng không được phép xây dựng công trình phụ trợ trong khi người dân vẫn có lối đi.
Về những vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh, dù kinh tế thành phố phát triển như thế nào đi nữa thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng và cần có sự quan tâm đặc biệt. Trong định hướng phát triển thời gian tới, TP.HCM xác định phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Do đó, thành phố sẽ tập trung vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị.
Ông Hoan khẳng định, Luật Đất đai đã cho phép người dân được xây dựng công trình phụ trợ để phục vụ sản xuất. "Về nguyên tắc, khu đất nông nghiệp không tiếp giáp giao thông công cộng thì càng nên mạnh dạn cấp phép cho xây dựng công trình phụ trợ sản xuất nông nghiệp", ông Hoan khẳng định và yêu cầu các ngành liên quan tháo gỡ khó khăn hiện tại cho nông dân.
Chia sẻ khó khăn mà người nông dân đang gặp phải, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải nhìn nhận, người nông dân thực thụ mong muốn xây dựng công trình và sử dụng đúng mục đích. Quan trọng nhất là cán bộ cơ sở phải nắm chắc địa bàn, biết được đâu là nông dân sản xuất nông nghiệp thực sự, đâu là người đầu cơ đất, lợi dụng chính sách để xin phép xây dựng.
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp
