Thận trọng với mỹ phẩm
![]() | Tràn lan mỹ phẩm giả |
![]() | Bất cập mỹ phẩm tự làm |
Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện và thu giữ hàng trăm thỏi son môi giả của một cơ sở sản xuất thủ công trên địa bàn xã Hà Vân, huyện Hà Trung. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện thu giữ 130 thỏi son, 105 lọ son nước, son dưỡng môi thành phẩm với nhãn hiệu Sen Sen; hơn 400 vỏ son và các loại nguyên vật liệu như: màu khoáng, sáp ong, mật ong, dầu dừa, dầu gấc, dầu ô liu, vitamin E… Đó là một trong số hàng loạt các vụ việc mà các cơ quan chức năng đã phát hiện…
![]() |
Hãy là người tiêu dùng thông thái, không tiếp tay cho hàng kém chất lượng |
Có thể nói, một trong những vấn nạn hiện nay là tình trạng mỹ phẩm giả tràn ngập thị trường. Điều đáng nói, mặc dù các cơ quan chức năng địa phương ráo riết, siết chặt quản lý, song với nhiều thủ đoạn các đối tượng buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng vẫn tung hoành.
Theo thông tin tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa doanh nghiệp và lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” do Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) và Expertise France vừa tổ chức mới đây, các chuyên gia trong lĩnh vực này cho hay, có đến 75% mỹ phẩm trên thị trường là hàng giả và hàng lậu.
Bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh cho biết, Giám đốc truyền thông và đối ngoại Công ty L’Oreal Việt Nam, nạn hàng mỹ phẩm giả, hàng lậu tràn lan khiến thị trường hàng chính ngạch bị co cụm lại, gây thiệt đơn thiệt kép cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cùng với đó, nhà nước bị thất thu thuế và công tác chống hàng giả hàng nhái gặp nhiều khó khăn.
Tại hội thảo, các DN cũng cho hay, mỹ phẩm bị làm giả, phổ biến nhất là các loại chuốt lông mi (mascara), bộ sản phẩm trang điểm mắt, bộ sản phẩm chăm sóc da, sáp vuốt tóc, thuốc nhuộm tóc, son, phấn mắt, nước hoa… Mỹ phẩm giả được bán công khai và nhiều nhất tại TP.HCM là khu vực chợ Gò Vấp, chợ Kim Biên, các cửa hàng ở Q.5, Q.10… Tại Hà Nội, tập trung ở chợ Đồng Xuân, chợ Xanh… Giá bán các sản phẩm giả này tại chợ chỉ từ 20.000 - 120.000 đồng/sản phẩm. Tại các cửa hàng mỹ phẩm giá từ 80.000 - 250.000 đồng/sản phẩm.
Không những thế, vấn nạn hàng mỹ phẩm giả còn lan đến các tỉnh, vùng sâu, vùng xa, thậm chí, còn diễn ra phổ biến và phức tạp hơn cả các đô thị lớn.
Đơn cử, theo thống kê của ngành chức năng tỉnh Kon Tum, một tỉnh ở khu vực Tây Nguyên cho thấy, chỉ trong tháng 4/2018, lực lượng liên ngành 389 của TP. Kon Tum kiểm tra 15 cơ sở chuyên kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Qua đó, lực lượng này phát hiện 3 cơ sở có sai phạm và đều chung lỗi vi phạm là có kinh doanh nhiều mặt hàng mỹ phẩm không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hay nói cách khác, là các loại mỹ phẩm nhập lậu.
Tại các cơ sở kinh doanh nói trên, có hàng chục sản phẩm bày bán mà chủ cơ sở kinh doanh không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan. Ví như, ngày 11/4/2018, lực lượng liên ngành 389 của địa phương kiểm tra cơ sở kinh doanh Th.T nằm trên đường Lê Hồng Phong, TP. Kon Tum đã phát hiện 39 mặt hàng nhập lậu và chủ cơ sở không xuất trình được các hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là kem dưỡng da, mặt nạ dưỡng da, sữa tắm, sữa rửa mặt...
Theo một thành viên của đoàn kiểm tra liên ngành 389 TP. Kon Tum, vì lợi ích trước mắt, các chủ cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm sử dụng nhiều thủ đoạn để qua mắt lực lượng chức năng như, bày hàng nhập lậu, hàng giả lẫn hàng có giấy phép lưu hành để vừa qua mặt lực lượng chức năng, vừa đánh lừa người tiêu dùng.
Không dừng lại ở đó, nhiều chủ cơ sở kinh doanh còn giới thiệu hàng giả là hàng xách tay mang thương hiệu nổi tiếng của các nước trên thế giới để lừa người tiêu dùng...
Theo các doanh nghiệp, việc bán hàng mỹ phẩm nhái, hàng giả, kém chất lượng còn có một lượng lớn được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua các website bán hàng trực tuyến. Phổ biến nhất hiện nay là các trang bán hàng mỹ phẩm trên facebook. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, không rõ người gốc, các chuyên gia trong ngành khuyến cáo, người tiêu dùng không nên ham rẻ. Vì hàng chính hãng được niêm yết giá, không thể rẻ hơn được. Hàng rẻ chỉ là hàng không rõ nguồn gốc, hoặc hàng kém chất lượng. Đồng thời, người tiêu dùng nên chọn những cửa hàng uy tín, các đại lý hoặc nhà phân phối hàng chính hãng để mua.
Việc kinh doanh, buôn lậu mỹ phẩm giả, kém chất lượng không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà nó còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khoẻ của người sử dụng. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang. Vậy nên, các ngành chức năng cần vào cuộc quyết liệt nhằm lập lại trật tự kinh doanh hàng mỹ phẩm của các cơ sở kinh doanh. Có như thế mới mong giúp người tiêu dùng tránh được vấn nạn hàng không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường như hiện nay.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
