Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng vọt: Hệ quả từ cuộc chiến thuế quan?
Với kết quả trên, từ đầu năm đến tháng 7/2018, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng lên gần 338 tỷ USD. Trong khi đó, con số này của năm 2017 chỉ là 316 USD.
![]() |
Cụ thể, trong tháng 7, xuất khẩu của Mỹ giảm 1% xuống 211,1 tỷ USD, mặc dù cũng gần mức cao kỷ lục đạt được trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu máy bay chở khách và đậu tương giảm.
Tuy nhiên nếu nhìn từ đầu năm, so với cùng kỳ, xuất khẩu đậu tương 7 tháng năm 2018 vẫn tăng mạnh 43%, đạt 18,8 tỷ USD (cùng kỳ đạt 13,1 tỷ USD).
Ở chiều ngược lại, trong tháng 7, nhập khẩu của Mỹ tăng 0,9% lên mức kỷ lục 261,2 tỷ USD, tiếp tục duy trì xu hướng từ đầu năm.
Nhập khẩu của Mỹ đã tăng mạnh trong năm 2018 chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu dầu tăng. Bên cạnh đó, người dân Mỹ tăng mua ô tô, máy tính và dược phẩm nước ngoài.
Đáng chú ý, nhập khẩu thép và nhôm nước ngoài cao hơn so với cùng kỳ, ngay cả khi đối mặt với việc áp đặt thuế quan gần đây của Tổng thống Trump.
Dữ liệu trên cho thấy, đến nay, việc áp đặt thuế quan của Mỹ đối với nhiều loại hàng hóa nước ngoài đã không thể kiềm chế thâm hụt.
Chính sách cứng rắn của Tổng thống Trump với các đối tác thương mại quan trọng như Trung Quốc và Canada... cũng không có nhiều ảnh hưởng. Thâm hụt hàng hóa tháng 7 với Trung Quốc đã nhảy vọt lên mức cao kỷ lục gần 37 tỷ USD.
Một lý do khiến thâm hụt tiếp tục tăng là bởi người Mỹ có lợi hơn về mặt tài chính so với người tiêu dùng ở hầu hết các quốc gia khác. Họ có thể chi tiêu nhiều hơn cho hàng nhập khẩu như mua rượu vang Pháp hoặc sắm ô tô Đức. Đồng USD mạnh hơn cũng làm cho giá cả hàng nhập khẩu vào Mỹ rẻ đi tương đối.
Tuy nhiên, nếu thâm hụt thương mại tiếp tục tăng, nó có khả năng làm giảm tăng trưởng GDP, thước đo quan trọng hơn của nền kinh tế Mỹ.
Nhìn chung cho đến nay, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhanh bất chấp thâm hụt thương mại tăng cao, phản ánh sức mạnh trong các phân khúc then chốt của nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội tăng 4,2% trong quý II và dự báo tăng 3% trong quý III.
Phản ứng của thị trường, chỉ số Dow Jones Industrial Average và S&P 500 giảm nhẹ trong phiên giao dịch hôm thứ Tư. Trong khi đó, trái phiếu kho bạc 10 năm giảm -0,14% (2,89%). Lợi suất trái phiếu đã tăng lên mức cao 3% vào đầu năm nay trước khi giảm do căng thẳng thương mại kéo dài.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế
