agribank-vietnam-airlines

Thách thức chưa giảm, cần nỗ lực nhiều hơn

Đỗ Lê thực hiện
Đỗ Lê thực hiện  - 
Trao đổi với Thời báo Ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm nay là rất thách thức, đòi hỏi sự quyết liệt và những nỗ lực lớn hơn.
aa
thach thuc chua giam can no luc nhieu hon Để thúc đẩy kinh tế cần mở rộng tài khóa
thach thuc chua giam can no luc nhieu hon Nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra
thach thuc chua giam can no luc nhieu hon
TS. Cấn Văn Lực

Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%; ADB trong dự báo mới nhất cũng kỳ vọng mức tăng trưởng này, quan điểm của ông?

Trong bối cảnh quốc tế nhiều bất định và vẫn còn những khó khăn nội tại, cùng với tăng trưởng quý I vừa qua đã chậm lại đáng kể so với kỳ vọng, tôi cho rằng mục tiêu này là rất thách thức. Theo kịch bản cơ sở của chúng tôi (Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV) vừa công bố, tăng trưởng GDP năm có thể chỉ trong khoảng 5,5-6%.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, nhiều nước tăng trưởng rất thấp, thì mức tăng trưởng GDP 3,32% trong quý I cũng là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đây là mức tăng thấp hơn quý I trong vòng 12 năm qua, cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5,6% mà Chính phủ đề ra cho quý I/2023 tại Nghị quyết 01. Bên cạnh đó, các yếu tố như nhu cầu thế giới, nhất là các thị trường, đối tác chính của Việt Nam giảm hay những bất định toàn cầu gia tăng sẽ tiếp tục tác động tiêu cực xuất khẩu và làm gia tăng tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.

Các rủi ro, thách thức khác từ bên ngoài vẫn hiện hữu như xung đột địa chính trị kéo dài và gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; lạm phát của nhiều quốc gia trên thế giới còn ở mức cao; rủi ro thị trường tài chính - ngân hàng, rủi ro nợ xấu và vỡ nợ trên thế giới gia tăng… tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư và tác động cả đến tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam.

Trong khi đó, một số cấu phần của Chương trình phục hồi 2022-2023, ba Chương trình mục tiêu quốc gia dù đã có cải thiện nhưng triển khai còn chậm. Doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn ngày càng rõ nét hơn, thể hiện ở số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (60.000) nhiều hơn số doanh nghiệp gia nhập thị trường (57.000). Ngoài ra, do kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nghĩa vụ trả nợ (gồm cả tín dụng và TPDN đáo hạn) khá lớn… nên dự báo, nợ xấu có thể còn tăng trong năm 2023 dù cơ bản vẫn trong tiên lượng và tầm kiểm soát.

Có yếu tố nào để nền kinh tế tăng trưởng tích cực hơn không, thưa ông?

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song nền kinh tế trong quý I vừa qua cũng ghi nhận những điểm sáng, thể hiện ở một số yếu tố như: Chính phủ quyết liệt duy trì ổn định KTVM, nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng với nhiều chỉ đạo, giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn; Lĩnh vực dịch vụ phục hồi tốt; Lạm phát đang hạ nhiệt; Các cân đối lớn được đảm bảo, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định; Giải ngân đầu tư công được thúc đẩy và cải thiện rõ nét; Thu ngân sách duy trì xu hướng tích cực, qua đó tạo thêm dư địa chính sách tài khóa trong việc cung ứng các gói hỗ trợ, giãn hoãn thuế, phí cho người dân và doanh nghiệp.

thach thuc chua giam can no luc nhieu hon
Kích cầu tiêu dùng nội địa để tạo thêm lực đẩy cho sản xuất

Chính vì vậy, mục tiêu tăng trưởng 6,5% là rất thách thức, song nếu Chính phủ, các bộ ngành, địa phương nỗ lực, quyết tâm nhiều hơn nữa trong các giải pháp, cùng sự đồng lòng, quyết tâm của người dân và doanh nghiệp thì vẫn có thể đạt mức tăng trưởng khả quan hơn. Ở kịch bản tích cực hơn, chúng tôi dự báo mức tăng trưởng có thể đạt 6-6,5% trong năm nay.

Nhìn về các giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra, như ADB mới đây khuyến nghị 3 đột phá cần tập trung gồm: Đầu tư công; chuyển hướng chính sách sang hỗ trợ tăng trưởng và tận dụng được sự mở cửa trở lại của kinh tế Trung Quốc. Ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này?

Đây đúng là các động lực cần tập trung đẩy mạnh. Thực tế, đầu tư công được Chính phủ và Thủ tướng đốc thúc quyết liệt từ đầu năm; vấn đề chuyển hướng chính sách cũng đã và đang làm (thể hiện rõ nét qua việc NHNN 2 lần giảm một số lãi suất điều hành các ngày 14/3 và 31/3 vừa qua); còn tận dụng cơ hội từ việc Trung Quốc mở cửa thì chắc chắn cần làm.

Ngoài ra còn một số yếu tố nữa cũng rất quan trọng. Trong đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP; tiếp tục bám sát tình hình; chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế để có kịch bản ứng phó phù hợp; cần khẩn trương tháo gỡ các rào cản pháp lý, những ách tắc liên quan đến thị trường tài chính, bất động sản, TPDN… qua đó tiếp tục bình ổn, lành mạnh hóa các thị trường, khơi thông nguồn lực và củng cố, gia tăng niềm tin nhà đầu tư và người dân. Đây là những yếu tố rất quan trọng hiện nay.

thach thuc chua giam can no luc nhieu hon
Dự báo tăng trưởng GDP theo quý và cả năm 2023 cửa Việt Nam (KB cơ sở)

Trong bối cảnh bên ngoài còn nhiều khó khăn, phải đẩy mạnh hơn kích cầu nội địa. Cụ thể ở đây là kích cầu tiêu dùng, giữ ổn định mặt bằng giá các mặt hàng tiêu dùng trong nước và có các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng hàng hóa cũng như triển khai hiệu quả các biện pháp kích cầu du lịch trong nước, sớm tháo gỡ, thúc đẩy du lịch quốc tế liên quan đến các vấn đề về visa, thủ tục. Đồng thời, cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu, đầu tư thông qua khai thác tốt hơn các FTAs, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, mở rộng và đa dạng hóa đối tác, thị trường; tiếp tục đẩy mạnh cải thiện thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách thể chế theo các cam kết hội nhập và Nghị quyết 01; quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc, rào cản lớn đối với doanh nghiệp hiện nay, nhất là về vấn đề pháp lý.

Chúng ta cần có các giải pháp thúc đẩy, khuyến khích để các đầu tàu kinh tế phát huy tốt hơn vai trò của mình. TP. Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình. Là địa phương đóng góp trọng yếu nhưng GRDP quý I thấp như vậy khiến tăng trưởng GDP chung thấp là tất yếu. Vì vậy, các trung tâm kinh tế lớn cần phát huy tốt hơn vai trò đầu tàu trong tăng trưởng, lan tỏa và kết nối của mình.

Cùng với đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong phối hợp chính sách (đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách giá cả và các chính sách vĩ mô khác) nhằm đảm bảo thực hiện tốt các cân bằng: giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng, giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Dài hạn hơn, chúng ta cần xây dựng chiến lược, giải pháp cụ thể để tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, tăng cường kiểm soát rủi ro hệ thống; đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, bao gồm cả tháo gỡ rào cản, chú trọng khâu thực thi và phối hợp chính sách, xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, vừa tận dụng cơ hội, vừa hỗ trợ vượt qua khó khăn, thách thức.

Nhưng việc chuyển hướng chính sách liệu có lo ngại áp lực lạm phát gia tăng?

Thực tế, áp lực lạm phát vẫn còn do cả yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy. Tuy nhiên, lạm phát đang hạ nhiệt dần và chúng tôi dự báo CPI cả năm 2023 tăng khoảng 4-4,5%, nhờ tác động cộng hưởng của các yếu tố tích cực cho kiềm chế lạm phát (giá cả và lạm phát toàn cầu đang hạ nhiệt, tỷ giá ổn định, lãi suất tiếp tục giảm, lực cầu còn yếu và các biện pháp kiểm soát lạm phát phối hợp đồng bộ, hiệu quả hơn…). Do đó, năm nay chúng ta không quá lo ngại về lạm phát, tất nhiên cũng không chủ quan. Và như thế thì chúng ta có dư địa tốt hơn cho điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho tăng trưởng.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Lê thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data