Tây Ninh: Gần 3.800 khách vay tiếp cận các chương trình hỗ trợ tín dụng
Theo thống kê của NHNN chi nhánh tỉnh Tây Ninh, tính đến cuối tháng 6/2023 các TCTD trên địa bàn tỉnh này đã hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN đối với 15 khách hàng với tổng dư nợ cho vay được hỗ trợ là 311 tỷ đồng. Tổng số lãi suất được hỗ trợ tính lũy kế từ đầu chương trình là 4,2 tỷ đồng.
Song song với việc hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN, cũng trong 6 tháng vừa qua hoạt động cho vay các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP cũng được các TCTD tại Tây Ninh thúc đẩy khá mạnh.
Theo đó, tính đến hết tháng 6/2023, dư nợ cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP đạt 210 tỷ đồng, với 3.742 khách hàng tiếp cận được các khoản vay ưu đãi lãi suất. Trong số này, có khoảng 150 tỷ đồng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; 54,1 tỷ đồng cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân hoặc xây dựng, sửa chữa cải tạo nhà ở; 3,7 tỷ đồng cho vay học sinh sinh viên để mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến và khoảng 2,4 tỷ đồng cho vay các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
![]() |
Khoảng 76.700 tỷ đồng được các TCTD tại Tây Ninh cho vay vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh |
Đại diện lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian vừa qua, thực hiện theo các quy định của Nghị định số 36/2022/NQ-CP, chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Tây Ninh đã hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tín dụng chính sách với dư nợ được hỗ trợ là 22,7 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh và các sở, ngành liên quan công bố “Dự án chung cư nhà ở xã hội Thành phố Vàng” do Công ty cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng làm chủ đầu tư đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp này đã tiếp cận một số NHTM trên địa bàn để hoàn thiện các thủ tục vay vốn đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân.
Được biết, tính đến giữa năm 2023, tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đạt khoảng gần 91.500 tỷ đồng, tăng 6,5% so đầu năm và tăng 12,4% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, dư nợ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh là 76.700 tỷ đồng, tăng 6,7% so đầu năm; dư nợ cho vay tiên dùng 14.770 tỷ đồng, tăng 5,8% so đầu năm.
Theo đánh giá của NHNN chi nhánh tỉnh Tây Ninh, mặc dù các tháng vừa qua, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu ở một số ngành hàng vì đơn hàng giảm sút; nhưng ở các lĩnh vực khác của kinh tế địa phương tiếp tục giữ ổn định và có tăng trưởng như lĩnh vực nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Hai quý đầu năm, các TCTD trên địa bàn đã đơn giản hóa quy trình, thủ tục, thường xuyên nắm bắt tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận vốn… nên mức tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng vẫn khá tốt so với cùng kỳ năm 2022.
Tin liên quan
Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
