Tây Ban Nha đua tranh với các trung tâm tài chính châu Âu
![]() |
Ảnh minh họa |
Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos cho biết mục đích việc thành lập ủy ban này nhằm thu hút các ngân hàng và các công ty tài chính tại London đang tìm kiếm nơi đặt trụ sở mới khi Anh chính thức rời khỏi EU.
Theo ông Guindos, Tây Ban Nha có hạ tầng cơ sở bền vững, chất lượng cuộc sống tốt, môi trường làm việc đa dạng, thuế doanh nghiệp thấp (25%), đặc biệt mức thuế ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ông Guindos cho rằng Tây Ban Nha sẽ phải đẩy mạnh tiềm lực vốn có, tính sẵn sàng và hiệu quả trong quản lý thị trường chứng khoán để thu hút các công ty tài chính từ London.
Các chuyên gia cho rằng để cạnh tranh với các trung tâm tài chính khác, Madrid cần có quy định pháp lý minh bạch. Các quy tắc trong hoạt động tài chính, khách hàng, tính thanh khoản, tất cả đều phải rõ ràng. Cho đến này, rất nhiều các quỹ đầu cơ và đầu tư lớn đã rời khỏi thị trường Tây Ban Nha cũng bởi sự thiếu rõ ràng trên thị trường tài chính.
Cho đến nay, khoảng 5.500 công ty tài chính Anh đang cung cấp các dịch vụ tài chính trên khắp châu Âu, khiến London trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu. Hiện các trung tâm tài chính trên toàn châu Âu đang tìm cách thu hút các doanh nghiệp từ London, sau khi Anh quyết định rời khỏi EU.
Trong khi Chính phủ Pháp thúc đẩy Paris trở thành trung tâm tài chính mới của châu Âu, thì cộng hòa Ireland cũng đưa ra lời mời sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài chuyển trụ sở tới Dublin. Các thành phố lớn như Amsterdam (Hà Lan), Frankfurt và Berlin (Đức) cũng đã có những lời chào mời hấp dẫn. Ngoài những cái tên trên còn có Bratislava (Slovakia) và Valletta (Malta).
Tổng Thư ký Cơ quan quản lý tài chính của Pháp (AMF), ông Benoit de Juvigny, cho hay một số ngân hàng quốc tế lớn đang lên kế hoạch chuyển hoạt động từ London sang Paris và đang tiến hành các thủ tục cần thiết để thành lập chi nhánh ở thủ đô nước Pháp. Nhiều công ty tài chính khác cũng đã đưa ra các yêu cầu chính thức về việc chuyển khỏi trung tâm tài chính London giai đoạn hậu Brexit. Các cuộc đàm phán tương tự cũng đang diễn ra ở các trung tâm tài chính khác ở châu Âu.
Tuy nhiên, ông Juvigny cũng cảnh báo nguy cơ nảy sinh từ việc các cơ quan quản lý tài chính tại các trung tâm tài chính lớn ở châu Âu sẵn sàng nới lỏng một số quy định nhằm cạnh tranh thu hút các ngân hàng chuyển trụ sở tới nước họ. Theo ông, xu hướng này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính. Đồng thời, ông khuyến nghị các nước châu Âu cần phải tiếp tục bám sát các quy định hiện hành.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
