Tập trung vào cơ cấu sản phẩm để gia tăng giá trị
Trong 9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 52,8 tỷ USD; xuất siêu khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 30,5 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Đáng chú ý, 9 tháng năm 2020, bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu giảm thì gạo, rau, sắn, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre vẫn duy trì trị giá xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước với 8 nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 6 nhóm mặt hàng có trị giá xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Trong đó có gạo, xuất khẩu đạt 5,012 triệu tấn, trị giá 2,46 tỷ USD; so với cùng kỳ năm 2019 giảm 0,96% về lượng nhưng tăng 11,41% về kim ngạch, theo Tổng cục Hải quan.
Mặt hàng gạo được cho là “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu nông sản năm 2020, cho dù dịch bệnh cũng như những thách thức lớn từ thiên tai, thời tiết như hạn, mặn, bão lũ… Tâm lý tiêu dùng của người dân bị ảnh hưởng nặng nề, các quốc gia tăng dự trữ thu mua, khiến nhu cầu gạo tăng cao.
![]() |
Gạo thơm Việt xuất khẩu sang EU phải được chứng nhận đảm bảo tính đúng giống |
Trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 17/9 đã có 6 doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận với khối lượng xấp xỉ 4,3 nghìn tấn gạo thơm xuất khẩu sang EU. Tại một số thị trường châu Âu có lượng xuất khẩu bật tăng mạnh như Tây Ban Nha tăng 219,9%, Pháp tăng 145,8%... đang tạo tiền đề tốt để cả nền sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam tiếp tục khai thác hiệu quả, đưa giá gạo Việt lên cao và khẳng định thương hiệu Việt trên thị trường thế giới. Quý IV/2020 cũng là thời điểm ngành hàng xuất khẩu gạo “tăng tốc” cán đích với kế hoạch xuất khẩu 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo.
Điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian gần đây là cơ cấu chủng loại đã và đang dần dần chuyển dịch sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao. Trong năm 2020, nhiều thời điểm gạo Việt Nam đã vượt qua giá bán của gạo Thái Lan trên thị trường xuất khẩu. Đây là tín hiệu vui với ngành lúa gạo, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh.
Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương cho rằng, dù EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80 nghìn tấn/năm với thuế suất 0% tưởng là nhỏ nhưng tiềm năng lại rất lớn. Bởi nhu cầu nhập khẩu gạo của EU rất lớn từ 2,3 - 2,5 triệu tấn/năm. So với các nước ASEAN khác, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU mới chỉ bằng 1/6 so với Thái Lan, 1/10 Myanmar và 1/4 Campuchia. Vì vậy, với EVFTA, nếu chúng ta kiểm soát tốt chất lượng thì hạn ngạch xuất khẩu có thể sẽ tăng lên. Do đó, EVFTA được xem là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và đặc sản.
Tuy nhiên, đi kèm với đó còn là không ít thách thức, do các tiêu chuẩn mà EU áp cho mặt hàng gạo của Việt Nam là rất cao, và khác so với các thị trường truyền thống mà gạo Việt Nam đang xuất khẩu, đặc biệt là về kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy cách đóng gói... Để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo thơm vào thị trường này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.
Đại diện Bộ NN&PTNT cũng lưu ý, đối với 30 nghìn tấn gạo thơm, EU yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước chứng nhận về tính đúng giống nên các địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát để minh bạch và trung thực khi thực hiện quy định này. Theo đó, gạo thơm xuất khẩu sang EU phải được chứng nhận đảm bảo tính đúng giống. Để đảm bảo độ thuần, tính đúng giống của gạo thơm xuất khẩu, cần thiết phải kiểm tra ruộng lúa thơm trước khi thu hoạch. Cụ thể, công tác kiểm tra ruộng lúa thơm được thực hiện 1 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu gạo thơm phải chịu trách nhiệm về độ thuần, tính đúng giống trong quá trình thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay, xát, chế biến, đóng gói.
Không chỉ quy định về chủng loại gạo thơm xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải liên kết sâu rộng với các địa phương và các hợp tác xã để tạo ra vùng sản xuất lớn, tập trung, áp dụng đồng bộ và kiểm soát chặt chẽ quy trình canh tác, quy trình thu hoạch để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu mà thị trường EU đề ra.
Thực tế đã chứng minh, lô hàng 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 được đóng gói theo quy cách 18 kg, của Tập đoàn Lộc Trời được hưởng thuế suất 0% như Hiệp định EVFTA đã lên đường sang thị trường châu Âu vào cuối tháng 9 vừa qua. Sự kiện trên đã đưa Lộc Trời trở thành công ty đầu tiên trên thế giới chạm tới thành tích đạt 100 điểm tuyệt đối cho quy trình canh tác lúa theo tiêu chuẩn SRP vào đầu năm 2020. Hiện, Lộc Trời đang triển khai lộ trình hướng tới mục tiêu tiêu thụ 1 triệu tấn gạo thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống 1.000 hợp tác xã liên kết, ứng dụng 1.000 thiết bị máy bay không người lái (drone) trong sản xuất nông nghiệp vào năm 2024.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
