agribank-vietnam-airlines

Tài nguyên bản địa được khai thác tốt từ các dự án khởi nghiệp

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
Nhiều dự án, ý tưởng khởi nghiệp gắn kết chặt chẽ với cộng đồng địa phương để làm chủ nguồn tài nguyên bản địa và gia tăng giá trị sản phẩm dịch vụ trên thị trường…
aa

Đó là nhận định của bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) vào sáng 9/11, khai mạc Chung kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án Khởi nghiệp Xanh – Phát triển bền vững lần thứ 10 năm 2024. Theo bà Hạnh, 36 ý tưởng, dự án lọt vào vòng chung kết cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh năm 2024 tranh tài trong hai ngày 9 và ngày 10/11 có nhiều triển vọng vì khai thác rất tốt các giá trị tài nguyên bản địa ở địa phương.

Giá trị tài nguyên bản địa được khai thác tốt từ các dự án khởi nghiệp
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đánh giá các dự án khởi nghiệp đã tận dụng tốt tài nguyên bản địa tạo sản phẩm giá trị gia tăng cao

Đồng tình với ý kiến trên, Tiến sĩ Phan Văn Minh, Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Môi trường – Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cũng nhận định các dự án, ý tưởng khởi nghiệp đã khá bám sát vào tài nguyên bản địa, cho nên nội dung rất đa dạng. Các dự án ý tưởng đã sử dụng từ phế phẩm, đến sản phẩm nông nghiệp, không những thế còn có những loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, như tre bốn mùa, cây xương rồng, bồ công tím… để tạo ra sản phẩm giá trị.

Bà Hạnh cũng cho biết, sau 10 năm cuộc thi đã có 2.300 thí sinh đến dự cuộc thi, trong đó có đến 1.600 dự án. Các ý tưởng, dự án tham dự cuộc thi mỗi năm sẽ góp phần bổ sung, mở rộng, làm mạnh thêm, đa dạng thêm cộng đồng doanh nông khởi nghiệp. Mỗi một lần tổ chức cuộc thi lại thêm có nhiều điểm mới.

Điểm mới năm nay của cuộc thi là ban tổ chức không chỉ chấm các dự án khởi nghiệp mà còn chấm thêm cả các ý tưởng. Chủ yếu các ý tưởng là các bạn đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Khi chúng tôi đọc các ý tưởng của các bạn thấy có rất nhiều triển vọng với các ý tưởng khai thác rất tốt các giá trị tài nguyên bản địa. Chính vì vậy, ban tổ chức cuộc thi năm nay chia làm hai bảng: một bảng 12 ý tưởng/dự án và bảng thứ hai là 24 dự án đã hoạt động đến 4-5 năm. “Cuộc thi năm nay có 12 ý tưởng và 24 dự án đến từ 26 tỉnh, thành trên khắp cả nước. Chúng tôi rất mừng vì cuộc thi năm nay thu hút được nhiều ý tưởng, dự án từ miền Trung và nhiều tỉnh cực Bắc của tổ quốc. Chúng tôi mừng vì sở dĩ trước đó TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đã có nhiều dự án tham dự và đã có những sản phẩm thâm nhập sâu vào thị trường trong nước và thế giới, thì nay sự tham dự của các ý tưởng/dự án miền Trung và miền Bắc là tín hiệu mới mà chúng tôi thấy rất mừng”, bà Vũ Kim Hạnh nói.

Giá trị tài nguyên bản địa được khai thác tốt từ các dự án khởi nghiệp
Dự án Thực phẩm từ xương rồng - Leafking - Tái sinh nguồn sống đến từ tỉnh Phú Yên tận dụng tài nguyên bản địa sản xuất sản phẩm giá trị, là 1/36 dự án lọt vào vòng chung kết

Thời gian qua, Trung tâm BSA đã kết nối và phối hợp ngày càng nhiều hơn với những chuyên gia, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy cho các dự án trong hệ sinh thái Khởi nghiệp Xanh. Chính sự liên kết, kết nối và hỗ trợ các dự án sau cuộc thi bằng nhiều hình thức khác nhau đã giúp những người khởi nghiệp của Khởi nghiệp Xanh ngày một đứng vững hơn trên thị trường nội địa. Đây là tiền đề cho nhiều bạn trẻ đã đạt giải cao trong các cuộc thi khởi nghiệp của chúng tôi vươn ra xuất khẩu đến nhiều thị trường quốc tế, với các yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa. Họ thực sự đang trên con đường trở thành những doanh nông trong lĩnh vực nông nghiệp, đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam được chế biến sâu đến nhiều nơi trên thế giới.

Thực vậy, giành giải quán quân cuộc thi Dự án khởi nghiệp - Khởi nghiệp xanh 2023, sau thời gian dài nỗ lực, hiện sản phẩm mang thương hiệu Mr Mướp của công ty Thảo Minh đã lên kệ của hệ thống siêu thị AEON Nhật Bản, với các mặt hàng chủ lực đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao. Đây là dự án tận dụng nguồn tài nguyên bản địa, với phế phẩm nông nghiệp là xơ mướp dưới sự “nhào nặn” của Công ty Thảo Minh đã trở thành vật liệu tiềm năng trong xu hướng kinh tế xanh. Miếng lót giày, miếng rửa mặt, chà lưng, túi xách mang thương hiệu Mr Mướp không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà bán lẻ, chuỗi siêu thị trong nước, mà còn chinh phục thành công thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Công ty Thảo Minh liên kết với khoảng 20ha vùng trồng ở các địa phương như Đồng Tháp, An Giang, Bình Phước, Đồng Nai… thông qua kế hoạch liên kết xây dựng vùng trồng và bao tiêu thu mua nguyên liệu, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ nông dân. Trung bình mỗi ha đất trồng, Mr Mướp sản xuất được 80.000 sản phẩm, thu lợi nhuận khoảng 120 triệu đồng cho mỗi vụ. Ông Đỗ Đăng Khoa, Giám đốc Công ty Thảo Minh cho biết sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng từ thị trường quốc tế. Hiện đơn hàng xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước châu Âu bình quân 50.000 - 60.000 sản phẩm mỗi tháng, thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Với thị trường trong nước, Mr Mướp tìm được đầu ra ổn định với 2.000 sản phẩm mỗi tháng.

Cuộc thi năm nay tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi là 967.000.000 VNĐ. Bên cạnh đó, tương ứng với những giải đạt được, các ý tưởng/dự án còn có thêm cơ hội tham gia Hội chợ quốc tế có liên quan đến nông nghiệp – công nghệ thực phẩm cùng Trung tâm BSA; Tham gia các lớp học nâng cao kiến thức về phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, thực hành tiêu chuẩn; tham gia kỳ study tour trong nước (học thực tế tại doanh nghiệp, nông trường, trang trại có chuyên gia huấn luyện trong 2-3 ngày); Các phiếu mua vật tư nông nghiệp; tham gia Phiên chợ Khởi nghiệp xanh; thực hiện các clip truyền thông ngắn giới thiệu doanh nghiệp…

“Các dự án ý tưởng khởi nghiệp tham gia vào chương trình này, bất kể có đến được chung kết hay không, thì các bạn đều được tham gia vào các bussiness tour, các cuộc triển lãm… Năm nay, việc kết nối với thị trường quốc tế được coi trọng hơn, để các bạn có thể sớm tiếp cận với tiêu chuẩn và thị trường quốc tế” – bà Vũ Kim Hạnh khẳng định.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data