Tạo vốn cho xây dựng đường vành đai 3
Để triển khai dự án, đang có nhiều đề xuất về cơ chế, chính sách, đặc biệt về huy động nguồn vốn, thu hồi vốn đầu tư, cơ chế chỉ định thầu… Theo đó, cho phép điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn (giai đoạn 2021-2025), điều chuyển số vốn 17.146 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ GTVT về các địa phương để thực hiện theo phương án phân bổ: TP.HCM 10.627 tỷ đồng, Đồng Nai 856 tỷ đồng, Bình Dương 4.266 tỷ đồng, Long An 1.397 tỷ đồng…
![]() |
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, UBND 4 tỉnh thành tuyến đường đi qua là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An phải tính toán bố trí nguồn vốn 29.676 tỷ đồng từ kết quả rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Để có nguồn vốn lớn, lãnh đạo các tỉnh dự kiến tính toán huy động nguồn tăng thu từ đấu giá quỹ đất dọc tuyến và các nguồn hợp pháp khác...
Trong thời gian vừa qua, các địa phương có tuyến đường đi qua đã tiến hành rà soát quỹ nhà ở, triển khai phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, xem xét quỹ đất có khai thác tạo vốn xây dựng tuyến đường. Hiện các địa phương đã rà soát quỹ đất, nguồn vốn phục vụ đầu tư. Riêng TP.HCM đã rà soát lại kế hoạch đầu tư trung hạn trong 5 năm để bố trí sắp xếp, ưu tiên vốn cho dự án Vành đai 3. Các địa phương cũng rà soát, sắp xếp đấu giá quỹ đất công dọc theo tuyến đường Vành đai 3 để tạo vốn. Vừa qua, UBND TP.HCM đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát toàn bộ quỹ đất liên quan.
Theo kết quả rà soát sơ bộ, quỹ đất vùng phụ cận dọc tuyến vành đai 3 của TP.HCM có khoảng 2.413,4 ha, trong đó khoảng 514 ha đất nông nghiệp do Nhà nước trực tiếp quản lý. UBND thành phố cho biết, dự kiến riêng với đất nông nghiệp, có thể khai thác bán đấu giá thu hồi khoảng 26.985 tỷ đồng. Đối với các quỹ đất còn lại, tiếp tục rà soát, xác định cụ thể, chính xác diện tích, vị trí, đề xuất điều chỉnh quy hoạch và các nội dung khác có liên quan, đảm bảo tính khả thi để tạo nguồn vốn.
Còn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có khoảng 214 ha, giá trị có thể thu về cho ngân sách sau khi đấu giá 4.332 tỷ đồng. Tỉnh Bình Dương và Long An đang tiếp tục rà soát, cập nhật các quỹ đất có thể khai thác…
Khi thực hiện dự án có khoảng 3.863 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó khoảng 1.476 hộ dự kiến phải bố trí tái định cư (TP.HCM có 741 hộ, tỉnh Đồng Nai 100 hộ, tỉnh Bình Dương 515 hộ và tỉnh Long An 120 hộ). Trong quá trình giải phóng mặt bằng, TP.HCM sẽ triển khai cơ chế chỉ định đấu thầu từ khâu khảo sát, xây dựng, tái định cư… Tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ bồi thường bằng tiền. TP.HCM sẽ là “nhạc trưởng” kết nối, phối hợp với các tỉnh từ kỹ thuật, tiến độ chung đến vật liệu xây dựng.
Hiện, các tỉnh, thành cũng lập các ban chỉ đạo điều hành thực hiện giải quyết ngay các vấn đề phát sinh cần tháo gỡ, triển khai kế hoạch khai thác, phát triển quỹ đất, đô thị dọc hai bên tuyến đường.
Sắp tới, TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án. Các tỉnh thành có dự án đường vành đai 3 đi qua quyết tâm khởi công dự án vào quý IV/2023, cơ bản hoàn thành năm 2025, hoàn thành toàn bộ vào năm 2026, quyết toán năm 2027.
Tin liên quan
Tin khác

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng
Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương
Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Essensia Parkway nâng tầm chất lượng sống
