agribank-vietnam-airlines

Tạo thế cân bằng cho kinh tế số

Hương Giang
Hương Giang  - 
Tại Hội nghị diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2024 đang diễn ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, phát triển kinh tế số là một trong 3 lĩnh vực tiên phong định hình tương lai.
aa
Phát triển TP. Hồ Chí Minh trở thành đầu tàu kinh tế số Tiềm ẩn nhiều rủi ro về thuế trong nền kinh tế số

Một trong 3 lĩnh vực định hình tương lai

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều hành động thiết thực, hiệu quả để phát triển. Nhờ đó, kinh tế số đã và đang góp sức vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, năm 2024 được xác định là năm phát triển kinh tế số, với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin; số hóa các ngành kinh tế; quản trị số; dữ liệu số. Năm 2024, tỷ lệ đóng góp của tổng các cấu phần kinh tế số vào GDP đạt khoảng 19% và năm 2025 dự kiến chiếm trên 20% GDP. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê dẫn chứng, nếu như năm 2019, kinh tế số mới đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam khoảng 5% GDP, với 12 tỷ USD, thì đến năm 2023 kinh tế số đóng góp tới 16,5% GDP, đạt tốc độ tăng trưởng hơn 19%/năm, gấp khoảng 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Với tiềm năng lớn như vậy, năm 2024, năm bứt phá trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, kinh tế số được kỳ vọng là một trong những động lực tăng trưởng mới.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguồn thu từ kinh tế số hiện mới đang tập trung ở các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch... còn hoạt động sản xuất khác ít có không gian phát triển hơn. Mặt khác, Việt Nam là một quốc gia chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng tỷ trọng kinh tế số trong nông, lâm nghiệp - thủy sản hiện còn ở mức rất thấp. Những thách thức này một phần đến từ môi trường thể chế và pháp lý cho phát triển kinh tế số ở nước ta còn yếu; chưa chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch và mang tính kiến tạo. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia tập trung, thống nhất. Trong nền kinh tế số, dữ liệu là tài nguyên nhưng việc bảo đảm an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin dữ liệu ở Việt Nam còn yếu, trong khi nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao.

Kinh tế số là một trong 3 lĩnh vực tiên phong định hình tương lai
Kinh tế số là một trong 3 lĩnh vực tiên phong định hình tương lai

Cân bằng giữa cơ hội và rủi ro

Để duy trì sự tăng trưởng của kinh tế số, Việt Nam cần có nhiều đột phá mới, trong đó tập trung vào những cơ hội đang hiện hữu. Ông Matthew Francois, chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số của Hãng McKinsey & Company nhận xét, tại Việt Nam, giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng góp phần thúc đẩy kinh tế số; chuyển đổi số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính, được thúc đẩy bởi hạ tầng số. Đây là cơ hội để Việt Nam sử dụng chuyển đổi số nhằm thúc đẩy năng suất sản xuất, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia; thúc đẩy kỹ năng số làm tăng năng suất lao động, tạo ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp.

Nhằm khai thác tốt những cơ hội trên, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có thêm nhiều chính sách cởi mở hơn, ví dụ như nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho các ngành đang có nhiều mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số; xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Cải cách thể chế để thu hút đầu tư công nghệ số trong các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm theo hướng có các chính sách tác động thuận lợi tới môi trường kinh tế kỹ thuật số, cũng như các chính sách thúc đẩy tiếp cận cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật số với chi phí hợp lý. Cải cách chính sách thuế và quy định sẽ giúp thu hút đầu tư vào nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam

Về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia nhấn mạnh, quan điểm nhất quán về phát triển kinh tế số là cân bằng giữa cởi mở và kiểm soát rủi ro. Phải cởi mở để kiến tạo phát triển kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội, thậm chí là đi tiên phong trong một số lĩnh vực, song cũng rất cần có những giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa và xử lý mọi nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Ví dụ như trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng có vô số rủi ro tiềm ẩn.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data