agribank-vietnam-airlines

Tạo nền tảng cho DN sống khoẻ, sống lâu

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Trái ngược với tình trạng ảm đạm của hoạt động đầu tư từ khu vực Nhà nước, tình hình đầu tư của khu vực tư nhân bao gồm cả tư nhân trong nước và DN FDI đã có nhiều chuyển biến rất tích cực...
aa
Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp tư nhân làm giàu bằng trí tuệ, bản lĩnh
Khi doanh nghiệp tư nhân chậm lớn
Tạo nền tảng cho DN sống khoẻ, sống lâu
Ảnh minh họa

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 7 ước tính đạt 29,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn Trung ương 3,8 nghìn tỷ đồng, giảm 27,6%; vốn địa phương 26,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9%. Tính chung 7 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 158,3 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 44,9% kế hoạch năm và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 bằng 43,3% và tăng 9,7%).

Trong khi 7 tháng đầu năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư từ khu vực tư nhân cũng vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực khi mà làn sóng khởi nghiệp tiếp tục là kênh huy động vốn và nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.

Trong 7 tháng đầu năm 2019 có gần 79,3 nghìn DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 999,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% về số DN và tăng 29,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Nếu tính cả 1.476,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các DN thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2019 là 2.476,3 nghìn tỷ đồng.

Rõ ràng, kết quả này tiếp tục cho thấy một điểm nhấn ấn tượng của bức tranh kinh tế, đó là khi đầu tư nhà nước giảm tốc, khu vực kinh tế tư nhân vẫn đủ sức để kéo cả nền kinh tế đi lên. Đây là “quả ngọt” của nhữngchính sách ưu đãi, hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, những thành quả này cũng cho thấy sự “rút lui” dần của nhà nước trong nền kinh tế là chủ trương đúng đắn và đang được thực hiện nhất quán.

Tuy nhiên, những con số đáng khích lệ trên vẫn chưa đủ để khiến các cơ quan của Chính phủ yên tâm. Trong các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn trước mắt cũng như tầm nhìn dài hạn, có thể thấy đánh giá xuyên suốt là nền tảng của khu vực tư nhân trong nước còn rất yếu, vì vậy tăng trưởng mấy năm vừa qua có được chủ yếu là nhờ công của khối FDI.

Thực tế này tiếp tục đặt ra vấn đề là bên cạnh những mặt tích cực đạt được, môi trường kinh doanh của nước ta vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần nhanh chóng khắc phục, từ đó tạo động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển bền vững hơn trong tương lai. Hàng loạt vấn đề cụ thể đã được cả cơ quan quản lý trong nước, cũng như các tổ chức nước ngoài chỉ rõ.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đó là thủ tục hải quan và quản lý, kiểm tra chuyên ngành tuy đã có những bước cải thiện nhưng còn chậm, làm cho thứ bậc về năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị giảm. Nguyên nhân khác, là chỉ số Đăng ký quyền sở hữu và sử dụng tài sản trong nhiều năm không có bất kỳ cải cách gì và thứ hạng liên tiếp giảm bậc qua các năm. Trong 5 năm vừa qua, chỉ số này của nước ta giảm 27 bậc, từ vị trí 33 xuống vị trí 60. Chỉ đến năm 2018, chỉ số này được ghi nhận tăng bậc.

Kết quả xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2018 cũng cho thấy, chỉ số Năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt Nam giảm 3 bậc; trong đó 7/12 trụ cột giảm điểm. Kết quả này cho thấy các động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo để theo kịp xu thế 4.0 của Việt Nam còn yếu và chưa hiệu quả.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhấn mạnh vai trò của khu vực DN tư nhân đối với tăng trưởng dài hạn. Theo đó, năng suất lao động của các DN sẽ quyết định năng suất tổng thể của nền kinh tế. Tuy nhiên nhìn trong dài hạn, sự phát triển năng suất lao động của Việt Nam 20 năm qua thấp hơn xu hướng thế giới và cũng chưa được khai phá đầy đủ.

Nghiên cứu của WB cho thấy, sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các DN Việt Nam lên đến hơn 100 lần, đòi hỏi phải thúc đẩy chuyển giao tri thức, học hỏi lẫn nhau để phân bổ lại nguồn lực từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao hơn. Cơ quan này chỉ rõ, để làm được điều đó, cần tạo ra môi trường pháp lý để các DN có năng suất thấp tháo lui, DN nâng suất cao gia nhập thị trường…

Rõ ràng tất cả những vấn đề đó cần được nhanh chóng giải quyết để tạo dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho DN tư nhân không chỉ dễ dàng gia nhập mà còn phải sống khoẻ và sống lâu.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data