Tạo lực đẩy cho đầu tàu kinh tế đất nước
![]() |
Ông Nguyễn Đức Lệnh |
TP.HCM kỷ niệm ngay sau khi vừa trải qua đại dịch Covid-19 nhiều khắc nghiệt, ông có thể cho biết ngành Ngân hàng thành phố đã có đóng góp gì trong quá trình vượt qua khó khăn phục hồi kinh tế - xã hội?
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội thành phố suốt hai năm qua. Nhất là đợt dịch bùng phát lần thứ tư, trong khoảng thời gian này mọi hoạt động xã hội đều tập trung cho công tác phòng chống dịch. Trong bối cảnh đặc biệt đó, ngành Ngân hàng phải hoàn thành đa nhiệm vụ và các mục tiêu trọng tâm.
Thứ nhất, bảo vệ sức khỏe cán bộ nhân viên ngân hàng, tham gia tổ chức đời sống cho cán bộ nhân viên ngân hàng, trong đó có bảo đảm thu nhập và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tiêm vắc xin, phòng chống dịch…
Thứ hai ngành Ngân hàng tham gia tích cực cùng chính quyền và nhân dân thành phố trong công tác phòng chống dịch, với những đóng góp quan trọng về tài chính, an sinh xã hội và ủng hộ quỹ vắc xin. Hỗ trợ trang thiết bị y tế và trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch, cũng như thông tin, truyền thông và chấp hành tốt các quy định của thành phố về giãn cách xã hội, phòng chống dịch. Đây là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức; và là trách nhiệm của ngành Ngân hàng đối với thành phố.
Thứ ba duy trì hoạt động trong điều kiện giãn cách xã hội, ngành Ngân hàng thành phố đã đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu cần thiết của người dân và doanh nghiệp về thanh toán, về dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hạn chế đi lại, hạn chế tiếp xúc. Các ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo trong quản lý, quản trị và tổ chức hoạt động; vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cán bộ nhân viên, vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, gắn với phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Đặc biệt trong giai đoạn này ngành Ngân hàng thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh để vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch.
Khi triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ thành phố như vậy, ngân hàng có gặp khó khăn gì không, thưa ông?
Đại dịch khiến các ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong điều kiện vừa phải phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe cán bộ nhân viên ngân hàng, khách hàng vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt, an toàn. Tại thời điểm quý III/2021, tín dụng chung trên địa bàn giảm mạnh do nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh phải tạm ngưng. Song, trong quá trình phòng chống dịch mới thấy giá trị của đổi mới, của sự linh hoạt, bám sát thị trường trong quản lý, điều hành. NHNN đã kịp thời ban hành cơ chế chính sách để các TCTD cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng; đồng thời miễn giảm phí, lãi suất cho doanh nghiệp và tiếp tục cho vay mới với lãi suất thấp để doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. NHNN đã chỉ thị các TCTD giảm mạnh các loại phí thanh toán, chuyển tiền cho người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bùng phát… Đồng thời, tuỳ theo điều kiện của mình, mỗi NHTM áp dụng chính sách gia hạn nợ; cho vay mới với lãi suất ưu đãi nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp duy trì, ổn định và phục hồi sản xuất kinh doanh.
Đến cuối tháng 4/2022 các TCTD dụng trên địa bàn TP.HCM đã hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh với tổng giá trị nợ trên 3,2 triệu tỷ đồng, đối với gần 2 triệu lượt khách hàng vay vốn góp phần giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 để duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh trong hai năm qua.
Đây có thể nói là dấu ấn nổi bật của ngành Ngân hàng về sự linh hoạt, kịp thời của cơ chế chính sách tiền tệ tín dụng; về trách nhiệm đối với cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và thành phố nói chung trong thực hiện mục tiêu chung là phục hồi và phát triển kinh tế đất nước.
![]() |
TP.HCM đang theo đuổi mục tiêu trở thành một trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam với nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, đa sở hữu |
Năm 2022 TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khá cao. Ngân hàng sẽ thực hiện những nhiệm vụ nào để hỗ trợ kinh tế thành phố, thưa ông?
Ngay từ tháng đầu năm các TCTD trên địa bàn thành phố đã triển khai nhiệm vụ NHNN giao theo Chỉ thị 01 về các giải pháp tiền tệ tín dụng và ngân hàng năm 2022 cũng như yêu cầu thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế thành phố. Trong thời gian tới ngành Ngân hàng thành phố tiếp tục tập trung thực hiện tốt các giải pháp về ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, với yêu cầu đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững. Thực hiện nghiêm các quy định và chính sách của NHNN về tiền tệ, tín dụng và lãi suất, giữ ổn định lãi suất gắn với cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động. Kiểm soát nợ xấu và đảm bảo chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả; Quán triệt tinh thần chỉ đạo và khuyến nghị của NHNN về tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp gắn với các cơ chế chính sách về tín dụng của NHNN, Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực công. Theo đó, các TCTD phải nỗ lực cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm thực hiện nhiệm vụ địa phương của ngành Ngân hàng trên địa bàn và chương trình phục hồi kinh tế TP.HCM năm 2022.
Xin cảm ơn ông!
Theo NHNN chi nhánh TP.HCM, tính đến cuối tháng 4/2022 tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn dự ước đạt hơn 3 triệu tỷ đồng tăng 7% so với cuối năm 2021; tổng vốn huy động đạt hơn 3,2 triệu tỷ đồng tăng 2,74% so với cuối năm 2021. TP.HCM hiện có 48 TCTD nước ngoài đặt trụ sở trên địa bàn, dư nợ tín dụng chiếm xấp xỉ 30% cả nước, dịch vụ ngân hàng có mức tăng bình quân 30-35%/năm, các công ty fintech chọn thành phố đặt trụ sở và thử nghiệm các cơ chế tài chính công nghệ mới tại thị trường này. |
Tin liên quan
Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng
