Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định
Quả vậy, năm 2020 là một năm vô cùng gian nan với cộng đồng DN, nhưng cũng là một năm khả năng kiên cường, chống chịu của DN được thể hiện khá rõ. Đó là một trong những yếu tố quan trọng mang đến kết quả tăng trưởng dương của nền kinh tế.
Để đạt được kết quả này, một phần cũng nhờ những phản ứng nhanh chóng của Chính phủ với các gói chính sách hỗ trợ người dân, DN ứng phó với dịch Covid-19 được đưa ra, từ đó đã trợ giúp DN rất nhiều trong việc phục hồi sau khó khăn.
![]() |
Đã đến lúc DN hướng tới kinh doanh có trách nhiệm và bền vững |
Còn theo PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia tài chính, DN Việt đang thể hiện sức chống chịu tốt. Dù gặp vô vàn khó khăn do dịch bệnh nhưng rõ ràng, tính năng động, hoạt bát của DN đã được phát huy cao nhất. “DN Việt có khả năng thích ứng cao, nhanh chóng thay đổi và tái cơ cấu, đối mặt với khó khăn… chính vì vậy họ mới tồn tại qua mùa dịch”, ông Thịnh nói.
Nói về việc có nên có gói hỗ trợ tiếp theo, ông Thịnh cho biết, trong năm 2021, nền kinh tế vẫn còn những khó khăn từ năm trước, nếu Chính phủ tiếp tục hỗ trợ được là rất tốt. Tuy nhiên rất khó để thiết kế các gói hỗ trợ. Bởi lẽ, trong thời gian vừa qua, nhiều DN đã có sự vươn lên, nếu giờ hỗ trợ thì không thể hỗ trợ đồng loạt, khó xác định đối tượng hỗ trợ.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, DN hiện không còn nhắc nhiều đến các gói hỗ trợ mà mong mỏi hơn một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định hơn trong thời gian tới.
Nhận định về độ thực thi của các chính sách hỗ trợ DN, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, tư tưởng chính sách rất tuyệt vời nhưng thực hiện còn nhiều trở ngại, tác động thực tiễn của chính sách còn hạn chế. Theo đó, giữa thiết kế chính sách và tổ chức thực thi chính sách đang có khoảng cách khá lớn. Kết quả thực hiện chính sách còn hạn chế. Vì vậy phải tăng cường hợp tác giữa chính phủ và DN trong việc thiết kế và thực thi chính sách.
Đặc biệt, theo Chủ tịch VCCI, trong thời gian qua, thủ tục hành chính của một số cơ quan còn khá phiền hà, nếu cải thiện được điều này, sẽ tác động và thúc đẩy rất lớn hoạt động của DN, chứ không chỉ là các gói hỗ trợ.
Trong bối cảnh Việt Nam đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, ông Lộc nhận định, việc tạo ra một cộng đồng DN bền vững, có khả năng chống chịu sẽ là điều quan trọng. “Đây là cơ hội để DN định hình lại kinh doanh, đó là sự lựa chọn không thể nào khác. Không chỉ là DN lớn mà kinh doanh bền vững phải là tinh thần của DNNVV, kinh doanh bền vững, tăng khả năng chống chịu, bảo vệ môi trường là “đạo kinh doanh” của DN”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Còn theo ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài Việt Nam, trong giai đoạn tới, các nhà đầu tư và các công ty đa quốc gia bắt đầu tổ chức, sắp xếp lại các chuỗi cung ứng.
Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam. Nhưng để đón đầu cơ hội này, chọn lọc được nguồn vốn chất lượng cao, công nghệ sạch… thì các DN phải có nguồn nhân lực đủ để đáp ứng. Muốn vậy, về phía nhà nước, cần đổi mới thể chế, hướng tới tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định cho cộng đồng DN.
Nhận định về điều này, theo ông Vũ Tiến Lộc, Việt Nam đã có nhiều cải thiện trong môi trường kinh doanh, tuy nhiên vẫn chưa đạt được mục tiêu trở thành 1 trong 3 nền kinh tế có năng lực cạnh tranh tốt nhất các nước ASEAN. “Chúng ta mong trong 5 năm tới sẽ đạt được điều này, nếu làm được tin rằng DN sẽ có sự phát triển mạnh mẽ”, ông Lộc nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
