agribank-vietnam-airlines

Tạo động lực tăng trưởng tín dụng lĩnh vực ưu tiên

Quỳnh Trang thực hiện
Quỳnh Trang thực hiện  - 
Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư số 22/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trao đổi với Thời báo Ngân hàng, TS. Châu Đình Linh (Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, quy định mới sẽ khuyến khích các ngân hàng tập trung tài trợ tín dụng cho lĩnh vực ưu tiên theo đúng chủ trương của Chính phủ.
aa
Tăng trưởng tín dụng

Theo ông, đâu là những thay đổi đáng chú ý tại Thông tư số 22 vừa được NHNN ban hành?

Thay đổi đầu tiên có thể thấy Thông tư số 22 quy định đối với tài sản là khoản cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động sản khu công nghiệp, hệ số rủi ro tín dụng là 160% thấp hơn so với quy định cũ tại Thông tư 41 là 200%. Mức hệ số rủi ro này tương đương với hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay chuyên biệt khác và thấp hơn các khoản tài trợ dự án kinh doanh bất động sản, như vậy sẽ khuyến khích các ngân hàng tài trợ cho vay dự án kinh doanh bất động sản khu công nghiệp.

Tạo động lực tăng trưởng tín dụng lĩnh vực ưu tiên

Điểm đổi mới nữa, Thông tư số 22 đã quy định hệ số rủi ro đối với khoản cho vay mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ chỉ từ 20-50%, thấp hơn nhiều so với hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản vay thế chấp thông thường theo quy định tại Thông tư 41 là 25-100%.

Bên cạnh đó, Thông tư mới cũng bổ sung quy định về hệ số rủi ro đối với khoản cho vay cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là 50%. Nội dung này đảm bảo đúng chủ trương, định hướng của Chính phủ trong việc khuyến khích tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời tập trung vào các khoản cho vay đối với cá nhân để hỗ trợ người nông dân.

Cơ sở nào để NHNN điều chỉnh hệ số rủi ro đối với các lĩnh vực trên?

Nhìn lại thời điểm NHNN ban hành Thông tư 41, “sức khoẻ” của các ngân hàng yếu hơn so với các NHTM trong khu vực, thể hiện qua hệ số an toàn vốn (CAR) của các nhà băng chưa cao lại có sự phân hóa. Chính vì vậy khi được ban hành, Thông tư số 41 tiếp cận chuẩn mực quốc tế Basel II (quy định hệ số CAR là 8%).

Trong khi đó theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, ngành Ngân hàng phấn đấu đến năm 2023, hệ số CAR của các NHTM đạt tối thiểu 10-11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11-12%. Trước đòi hỏi từ thực tế, trong thời gian qua, các ngân hàng đã không ngừng nâng cao năng lực, sức chống chịu với rủi ro. Nhiều ngân hàng đã hoàn thành chuẩn Basel II và tiến đến Basel III. Hiện hệ số CAR của một số ngân hàng, nhất là khối NHTM cổ phần, đã vượt mục tiêu đề ra.

Có thể nói, quy định chặt chẽ hơn tại Thông tư 41 thúc đẩy các ngân hàng nâng cao “sức khoẻ” của mình. Đến thời điểm này, có thể qua theo dõi tình hình các ngân hàng, NHNN nhận thấy đủ điều kiện cho phép nên quyết định điều chỉnh hệ số rủi ro của một số lĩnh vực, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững, ổn định của nền kinh tế, thúc đẩy tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên.

Chưa kể, nhiều ngân hàng cũng đã thông tin về kế hoạch và lộ trình tăng vốn rất cụ thể. 2024 là năm dự kiến sẽ chứng kiến cuộc đua tăng vốn sôi động từ các nhà băng, bởi khi vốn tăng lên thì hệ số CAR cũng sẽ tốt hơn.

Quy định mới này sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế trong thời gian tới, thưa ông?

Thông tư 22 không những kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong quá trình thực hiện Thông tư số 41, mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phục hồi.

Đơn cử như việc áp dụng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ chắc chắn sẽ khuyến khích các TCTD đẩy mạnh phát triển cho vay các dự án vừa hỗ trợ cho người dân thu nhập thấp với giấc mơ an cư lạc nghiệp, vừa tăng thanh khoản cho thị trường bất động sản vốn đang ảm đạm.

Về thời gian áp dụng là từ 1/7/2024, điều này cũng rất hợp lý, đáp ứng yêu cầu về lộ trình tăng vốn của các ngân hàng.

Tôi cho rằng, những điều chỉnh tại Thông tư 22 rất kịp thời và phù hợp, khuyến khích dòng vốn ngân hàng vào lĩnh vực ưu tiên, tạo động lực tăng trưởng tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Trang thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data