Tạo điều kiện phát triển bộ môn nghệ thuật và mở ra ngành công nghiệp văn hóa
Tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, một số nhà làm phim quốc tế, họ đều mong muốn chính sách thuế ưu đãi chứ không phải đơn thuần là chính sách kiểm duyệt…
![]() |
Phiên thảo luận sáng nay đã có 11 đại biểu đăng ký phát biểu. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục thay mặt cơ quan trình dự án luật và cơ quan thẩm định đã giải trình thêm một số vấn đề đại biểu quan tâm.
Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội chuyên trách nhất trí đánh giá cao Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý cũng như nhiều nội dung của dự thảo luật, đồng thời tham gia cụ thể một số vấn đề chính sách phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh, những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh, thẩm định phân loại phim, cấp giấy phép phân loại phim về phổ biến phim trên không gian mạng, về liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim tại Việt Nam, về cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh…
Tinh thần chung là việc bổ sung các chính sách mới, đặc thù là cần thiết để tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy ngành điện ảnh, công nghiệp điện ảnh phát triển. Bên cạnh chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, việc bổ sung các chính sách để khuyến khích xã hội hóa, huy động các thành phần kinh tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện ảnh là rất quan trọng.
Tuy nhiên, một số vấn đề đại biểu đề nghị cần tiếp tục rà soát việc xây dựng luật đã đáp ứng quan điểm, yêu cầu khi ban hành luật hay chưa, nghiên cứu làm rõ hơn hoặc quy định trong Luật Điện ảnh sửa đổi để đảm bảo khả thi, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Đánh giá cụ thể, thuyết phục hơn tác động quy định tiền kiểm hậu kiểm phim trên không gian mạng, vai trò quản lý nhà nước trong xử lý vi phạm quy định về chủ thể phát hành phim trên không gian mạng; cơ chế, yêu cầu hợp tác đầu tư dịch vụ cho sản xuất phim nước ngoài tại Việt Nam; nghiên cứu để có nguồn lực tốt hơn cho phát triển điện ảnh về chính sách đột phá, chính sách ưu đãi, mối liên quan giữa điện ảnh với phát triển kinh tế - xã hội, quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh và nhiệm vụ chi với ngân sách nhà nước, Quỹ tư nhân về phát triển điện ảnh; giải trình rõ hơn về thủ tục thẩm định, cấp phép, phân loại phim để phát hành; một số nội dung, hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh; cách dùng từ ngữ, phạm vi quy định về liên hoan phim, giải thưởng, phim, cuộc thi phim, chương trình phim, về điện ảnh phục vụ cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi…
Ngoài các nội dung trên, các đại biểu cho ý kiến về một số nội dung khác như giải thích từ ngữ, phân loại phim, giấy phép và các vấn đề về kỹ thuật lập pháp khác…
Sau phiên họp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến góp ý của các Đoàn đại biểu Quốc hội để tiếp thu đầy đủ, giải trình thấu đáo, thuyết phục và hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa XV.
Trước đó, giải trình về dự án luật này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, với trách nhiệm là cơ quan sáng thảo, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra để từng bước hoàn thiện dự án luật này. Đây là bộ luật phải đảm bảo được hai mục tiêu vừa tạo điều kiện để phát triển môn nghệ thuật, đồng thời mở ra một hướng là ngành công nghiệp văn hóa. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan soạn thảo phải cân đối được mục tiêu chính này, để thiết kế các điều luật phù hợp với xu thế chung.
“Trong quá trình soạn thảo luật, chúng tôi đã nghiên cứu 20 luật của các nước phát triển khác nhau, của các quốc gia khác nhau để xem xét những vấn đề gì người ta đã đi trước, những vấn đề nào là xu thế chung của thời đại để chúng ta không phải mò mẫm, khi ra sân chơi lớn chúng ta không bị lạc hậu”, Bộ trưởng nhấn mạnh và cho biết cũng đã nghiên cứu thực tiễn thực hiện Luật Điện ảnh trong thời gian qua, phát hiện những điều bất cập, những bất hợp lý để đề xuất các chính sách trình Quốc hội khi xem xét luật.
“Có thể nói chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức, tuy nhiên, đây là một bộ luật khó mà năng lực của cơ quan soạn thảo cũng có hạn nên chưa thể một lúc đáp ứng hết tất cả các ý kiến của đại biểu. Tinh thần là chúng tôi sẽ cố gắng để tiếp thu tối đa và cũng mong có sự chia sẻ, xem xét tùy theo những cấp độ tiếp cận”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.
Về giải pháp làm sao để có một chính sách về phát triển điện ảnh và công nghiệp điện ảnh tốt hơn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, đã cố gắng thiết kế và nghiên cứu xu thế chung, dù đó là chính sách gì thì cũng đều phải xem chính sách tài khóa là quan trọng. Trong tài khóa, các quốc gia ưu tiên cho phát triển ngành nghề này bằng công cụ thuế, các quốc gia thấp nhất là giảm thuế, miễn thuế, hỗ trợ thuế từ 18-25%. Các quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, New Zealand và nhiều quốc gia khác… đều có chính sách như vậy để giúp điện ảnh phát triển. Vì vậy, chúng tôi cũng mong muốn có được chính sách này và đã được thể hiện trong dự thảo luật.
“Cũng liên quan đến chính sách thuế khi tiếp xúc, trao đổi với một số nhà làm phim quốc tế, họ đều mong muốn chính sách này chứ không phải đơn thuần là chính sách kiểm duyệt”, ông Hùng nhấn mạnh.
Về trường quay, đại diện Ban soạn thảo cũng cho biết, hiện Việt Nam chưa được đầu tư trường quay, có một số trường quay nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nhưng đó chưa phải là một trường quay Quốc gia, thể hiện trường quay là đầu tư công của Nhà nước, giữ vai trò dẫn dắt. Trường quay Quốc gia phải là trường quay hiện đại với một không gian phù hợp, đầy đủ như một số quốc gia khác như ở Trung Quốc, sẽ tạo điều kiện cho điện ảnh và cho tất cả các đoàn làm phim khác.
“Chúng tôi mong muốn có được khoản này. Đây chính là khoản đầu tư của nhà nước ban đầu để giúp cho ngành điện ảnh của chúng ta có điều kiện để phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng mong muốn.
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
