agribank-vietnam-airlines

Tạo điều kiện để thu hút các dòng vốn vào Việt Nam

Phương Lan thực hiện
Phương Lan thực hiện  - 
Thông tư 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Thông tư 06) có hiệu lực kể từ ngày 6/9/2019. 
aa
Hội nghị tập huấn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Linh hoạt trong thế giới biến động
Tạo điều kiện để thu hút các dòng vốn vào Việt Nam
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh

Theo đánh giá của giới chuyên môn, những quy định tại Thông tư 06 giúp hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Để hiểu rõ nội dung cũng như điểm mới về chính sách quản lý ngoại hối tại Thông tư này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Cảnh - Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN Việt Nam.

Thưa ông, mục đích quản lý khi ban hành Thông tư 06 là gì?

Trước đây, quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được hướng dẫn tại Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của Thống đốc NHNN. Thông tư 19 được ban hành đã góp phần hỗ trợ đạt được một số kết quả trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt kể từ khi Luật Đầu tư 2014 được ban hành và có hiệu lực (thay thế Luật Đầu tư 2005), do có sự không thống nhất giữa quy định hiện hành tại Pháp lệnh Ngoại hối và pháp luật đầu tư dẫn đến một số khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, vướng mắc liên quan đến xác định hình thức đầu tư trực tiếp/gián tiếp, đối tượng mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, vướng mắc liên quan đến việc chuyển vốn vào Việt Nam để đáp ứng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vướng mắc liên quan đến các giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư…

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, NHNN đã ban hành Thông tư 06 thay thế Thông tư 19/2014/TT-NHNN nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất với các quy định liên quan tại pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo cơ sở pháp lý giải quyết kịp thời các vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tế và tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

So với quy định trước đây, Thông tư 06 có nhiều điểm mới không, thưa ông?

Thông tư 06 có một số điểm mới so với quy định trước đây tại Thông tư 19/2014/TT-NHNN.

Một là, quy định rõ khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm cơ sở để xác định đối tượng mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, đảm bảo bao quát đầy đủ tất cả các trường hợp về bản chất là đầu tư trực tiếp, đảm bảo thống kê đầy đủ dòng vốn đầu tư theo đúng tính chất đầu tư.

Hai là, quy định cụ thể, rõ ràng hơn các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ, tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam để các tổ chức, cá nhân có cơ sở triển khai thực hiện.

Ba là, sửa đổi quy định về việc chuyển tiền thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư theo hướng không yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển các chi phí hợp pháp để thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư thông qua tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép ở Việt Nam, mà thay vào đó có thể chuyển thẳng từ nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư.

Bốn là, bổ sung các nội dung chưa được quy định tại Thông tư 19/2014/TT-NHNN liên quan đến việc thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư, bao gồm tài khoản sử dụng, đồng tiền định giá, thanh toán trong giao dịch chuyển nhượng.

Tạo điều kiện để thu hút các dòng vốn vào Việt Nam
Thông tư 06 được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

Theo ông Thông tư 06 sẽ có tác động thế nào đến nhà đầu tư?

Như đã nói ở trên, Thông tư 06 được ban hành với nhiều điểm mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, đảm bảo thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ.

Chẳng hạn, quy định tại Thông tư 06 cho phép tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ được thu/chi chuyển đổi ngoại tệ trong trường hợp đồng tiền góp vốn/đồng tiền chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài khác với đồng tiền của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở; Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam được chi mua ngoại tệ để chuyển thẳng ra nước ngoài, không cần qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển tiền trực tiếp từ nước ngoài để thanh toán các chi phí hợp pháp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam cho nhà cung cấp tại Việt Nam chứ không phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của nhà đầu tư mở tại ngân hàng được phép trong nước như quy định trước đây.

Vậy ông có thể cho biết đã có giải pháp gì để triển khai Thông tư 06 hiệu quả và định hướng chính sách quản lý ngoại hối của NHNN đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới?

Thời gian vừa qua, để triển khai có hiệu quả Thông tư 06, NHNN đã tổ chức Hội nghị tập huấn để phổ biến cho NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản cho nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Các nội dung, quy định mới đã được NHNN hướng dẫn, giải đáp tại Hội nghị tập huấn để các đối tượng liên quan thống nhất thực hiện.

Việc NHNN ban hành Thông tư 06 được đánh giá rất kịp thời và cần thiết để hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Với những quy định cụ thể, chi tiết tại Thông tư 06, NHNN tin rằng, chính sách quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư cũng như các TCTD.

Tại Nghị quyết số 50 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 của Bộ Chính trị yêu cầu phải hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài; hoàn thiện đồng bộ các quy định của pháp luật về đầu tư, về doanh nghiệp, chứng khoán và quản lý ngoại hối liên quan đến đầu tư nước ngoài.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi, rà soát để hoàn thiện hơn nữa thể chế, chính sách về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo yêu cầu đặt ra của Bộ Chính trị, đảm bảo thu hút được các dòng vốn vào Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, hạn chế tác động tiêu cực gây ra bởi các dòng vốn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Phương Lan thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data