Tạo đà cho nông nghiệp hữu cơ cất cánh
Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới, tuy nhiên Việt Nam mới chỉ có hơn 17.000 cơ sở, 550 cơ sở chế biến, 40 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu; thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trong nước chưa phát triển, lại đang có sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.
"Nút thắt" nào đang cản đường
Hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Quế Lâm đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ trên cả nước với hệ thống 14 công ty thành viên, trong đó có 8 nhà máy sản xuất phân bón đang hoạt động, trải đều trên khắp các vùng, 1 viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học và 1 công ty chuyên nhập khẩu, phân phối sản phẩm tại thị trường Campuchia...
![]() |
Ảnh minh họa |
Quan trọng hơn cả, nhờ kiên định xây dựng các mô hình liên kết, đến thời điểm này, Quế Lâm đã ký kết hợp tác với gần 30 tỉnh thành từ Sơn La, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, đến Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng... với hàng trăm mô hình liên kết cùng hàng vạn hộ nông dân để trồng thanh long, dưa hấu, hành tím, bưởi da xanh, chè, cà phê, các giống lúa, lúa tôm... và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Từ quá trình phát triển của chính doanh nghiệp mình, ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm đã chỉ ra các “nút thắt” của nông nghiệp hữu cơ. Thứ nhất là thực trạng khai thác tài nguyên đến mức cạn kiệt. Thứ hai là ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, ảnh hưởng sức khỏe người sản xuất.
Theo TS.Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), tại Việt Nam, có thể nói nông nghiệp hữu cơ chưa bao giờ được quan tâm nhiều như bây giờ. Một tin vui là ngày 28/11, Bộ NN&PTNT tổ chức lễ xuất khẩu lô bưởi da xanh từ Bến Tre đi Mỹ, đây cơ bản là sản phẩm bưởi hữu cơ.
Thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng được nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ đa dạng như sản xuất rau, quả, hạt điều, hồ tiêu, tôm… xuất khẩu tới nhiều thị trường khó tính.
Thống kê cho thấy, Việt Nam có hơn 17.000 cơ sở, 550 doanh nghiệp chế biến, 60 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm hữu cơ. Cộng đồng doanh nghiệp hữu cơ đang ngày càng gia tăng số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, so với tiềm năng rõ ràng là còn rất nhỏ, cần phải mở rộng các mô hình hơn nữa.
Bài học từ Đan Mạch
TS. Nguyễn Quốc Toản cũng nhấn mạnh những khó khăn hiện nay như thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trong nước chưa phát triển, có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa sản phẩm hữu cơ có chứng nhận và tự xưng, người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng, giá thành sản phẩm còn cao. Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ địa phương xác định vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Trong khi đó, Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm chia sẻ, chỉ có lòng tin mới thay đổi được nhận thức, tư duy của người nông dân. Có thể xây dựng lòng tin với người tiêu dùng bằng các quy chuẩn, tiêu chuẩn của sản phẩm, kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất để chứng minh chất lượng sản phẩm nông sản hữu cơ.
Ông Lam cũng cho rằng, phải có cơ chế đặt hàng, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện liên kết theo chuỗi, cùng với đó, phải tạo “sức ép” vào doanh nghiệp.
Nhìn ra thế giới, Đan Mạch là một trong những quốc gia hàng đầu về sản xuất nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ. Đây cũng là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Hữu cơ vào năm 1987. Năm 1989, Đan Mạch đã ban hành nhãn hữu cơ quốc gia. Qua đó, Đan Mạch đã tạo ra một hệ thống các điều kiện để sản phẩm hữu cơ trở thành lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh mẽ, được tin tưởng và nổi tiếng với tiêu chuẩn cao về truy xuất nguồn gốc, sản phẩm và tính bền vững.
Ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam chia sẻ: "Một trong những lý do làm nên thành công của Đan Mạch về sản phẩm hữu cơ là việc chúng tôi không chỉ coi đó là ưu tiên về mặt chính trị, mà còn là sự hợp tác trên cơ sở tin tưởng và cùng cam kết lâu dài giữa tất cả các bên trong chuỗi giá trị".
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
