Tăng nguồn lực để Thủ đô chủ động trong điều kiện mới
![]() | Tăng nguồn lực, quyền chủ động cho Thủ đô trong điều kiện mới |
![]() | Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Hà Nội |
![]() | Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Thủ đô Hà Nội |
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, qua kết quả thẩm tra các ý kiến cho rằng, thẩm quyền bổ sung các khoản phí, lệ phí chưa có trong Danh mục ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí đã được giao cho UBTVQH (căn cứ Điều 17 của Luật Phí và lệ phí), nay Chính phủ xin ý kiến UBTVQH xem xét trình Quốc hội cho phép thí điểm giao cho HĐND thành phố Hà Nội thực hiện quyền hạn này, thực chất là để phân cấp cho HĐND thành phố Hà Nội quyết định bổ sung các khoản phí, lệ phí nhằm tạo sự linh hoạt, chủ động cho HĐND thành phố Hà Nội trong việc tổ chức thực hiện Luật Phí, lệ phí. Quy định này tương thích với cơ chế thí điểm đối với thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội. Vì vậy, cơ bản nhất trí với nội dung Chính phủ trình.
Về việc cho phép tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí không quá 1,5 lần đối với các loại phí (không kể loại phí thuộc nguồn thu Ngân sách Trung ương hưởng 100%), đa số ý kiến đồng ý với đề nghị của Chính phủ, nhưng đề nghị không quy định trần tăng thu, mức tăng cụ thể do HĐND thành phố quyết định trên cơ sở thực tế và có sự đồng thuận của nhân dân.
Về kiến nghị của Chính phủ cho Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất, các ý kiến cho rằng, khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản nhà nước gắn liền với đất sau khi trừ đi chi phí di dời, xây dựng trụ sở mới của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố thì số còn lại (khoảng 30%) là nguồn thu của ngân sách Trung ương, nhưng Chính phủ xin cho phép thành phố được hưởng 50% khoản thu này (tương ứng khoảng 15% số thu tiền sử dụng đất và bán tài sản công còn lại), để hỗ trợ cho Hà Nội có thêm nguồn lực đầu tư tốt hơn một số cơ sở hạ tầng quan trọng theo Chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030.
Kết quả thẩm tra cho thấy, về cơ bản, các ý kiến nhất trí với đề nghị của Chính phủ vì quy định này tương thích với cơ chế thí điểm đối với thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc bán tài sản công có nhiều khó khăn, quy trình và thủ tục phức tạp, kéo dài. Vì vậy, để đảm bảo quy định này có tính khả thi, đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần chủ động có Đề án tổng thể và đánh giá đầy đủ nguồn thu, lộ trình và kế hoạch, tổ chức thu từ lĩnh vực này trên địa bàn thành phố, để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng khoản thu này là nguồn thu thuộc 100% của ngân sách Trung ương, do đó để giảm áp lực mất cân đối trong thời gian tới, đề nghị mức được giữ lại từ các khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công sau khi trừ đi các khoản chi theo quy định do thành phố quản lý là 40% (thấp hơn 50% do Chính phủ trình). Ý kiến khác đề nghị cần rà soát lại các khoản chi phí được trừ để xác định số thu bán tài sản công còn lại theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Liên quan đến đề xuất cho Hà Nội được giữ lại số thu từ sắp xếp, cổ phẩn hóa DNNN, căn cứ Điều 37 Luật NSNN, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, khoản thu hồi vốn của ngân sách thành phố đầu tư tại các tổ chức kinh tế, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế còn lại tại các tổ chức kinh tế do UBND thành phố đại diện chủ sở hữu là nguồn thu ngân sách thành phố được hưởng 100%. Do quá trình cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của ngân sách thành phố tại các tổ chức kinh tế đã diễn ra từ trước năm 2017, đến nay có một số khoản đã thu hồi vẫn do UBND thành phố quản lý. Để có cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho UBND thành phố sử dụng nguồn thu này, nhằm tăng nguồn lực đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng quan trọng của Thủ đô như cơ chế thí điểm đối với thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 54/2017/QH14, đa số ý kiến cơ bản nhất trí với nội dung Chính phủ trình và đề nghị thành phố Hà Nội báo cáo số liệu cụ thể của các DNNN và dự kiến nguồn thu này.
Các ý kiến cũng đề nghị Chính phủ rà soát lại một số văn bản quy định về việc sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư tại các DNNN do UBND tỉnh, thành phố là đại diện chủ sở hữu để sửa đổi cho thống nhất với Luật Luật NSNN hoặc các khoản thu này theo quy định của Luật NSNN là 100% của thu ngân sách địa phương thì không quy định lại trong Nghị quyết này.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
