Tăng kết nối, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ NH
![]() | Quan trọng nhất là triển khai đồng bộ chính sách |
![]() | Để phát triển dịch vụ NH hiện đại |
![]() | Sức ép sẽ đến từ dịch vụ NH bán lẻ |
![]() |
Ông Nguyễn Đình Tùng |
Theo đánh giá của Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng, Đề án nâng cao tiếp cận dịch vụ tài chính, NH rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống NH nói riêng, nền kinh tế nói chung. Thực hiện chỉ đạo của NHNN, các TCTD đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như mở rộng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng.
Theo ông, cần có giải pháp gì để nâng cao khả năng dịch vụ tài chính, NH cho nền kinh tế?
Muốn làm được điều này, theo tôi, cần có sự vào cuộc của ba nhóm đối tượng. Đó là NH, khách hàng cá nhân, DN và các cơ quan quản lý, định chế trung gian hỗ trợ kết nối DN, NH.
Ông có thể nói cụ thể hơn sự vào cuộc đó như thế nào?
Trước hết phía người cung cấp dịch vụ là NH, phải cải tiến quy trình thủ tục, phát triển hệ thống màng lưới và đội ngũ kinh doanh chủ động tiếp cận khách hàng. Các quy trình thủ tục đơn giản, công khai minh bạch, khách hàng dễ nắm bắt, thực hiện. Nhóm thứ hai là người được hưởng dịch vụ.
Trên thực tế, không phải khách hàng nào cũng đủ điều kiện để NH cấp tín dụng. Như khách hàng DN thì phải có đủ điều kiện tài chính, thông tin minh bạch, phương án kinh doanh khả thi... mới được NH cấp tín dụng.
Bản thân khách hàng cá nhân, DN khi có nhu cầu vay vốn NH nên chủ động tìm hiểu kỹ các sản phẩm dịch vụ NH cũng như các điều kiện để được cung cấp từ đó có lựa chọn phù hợp. Vì có nhiều khách hàng lựa chọn sai NH, sản phẩm nên tuy có đủ điều kiện nhưng lại không vay được vốn. Tôi cho rằng, hiện tại tiếp cận nguồn thông tin từ NH khá dễ dàng thông qua website NH, hay liên lạc trực tiếp…
Có một vấn đề nữa là nhiều DN không muốn chia sẻ thông tin nên rất khó cho NH khi muốn cấp tín dụng, nhất là cho vay tín chấp. Lý do DN ngại chia sẻ có thể do trong quá trình trao đổi, NH tư vấn lại phương án, DN không thoải mái, nghĩ là NH gây khó cho mình. Nhưng thực tế nhiều DN lạc quan quá với kế hoạch kinh doanh của mình, đôi khi còn là kế hoạch kinh doanh mạo hiểm.
Ví dụ có DN cứ dựa vào dự đoán là giá hàng hóa tăng nên muốn vay vốn để nhập nhiều về chờ giá lên. Nhưng thực tế giá hàng hóa đó không những không tăng mà lại giảm, nên DN lỗ lớn. Vì thế, NH phải đánh giá rất cẩn thận thậm chí chấp nhận từ chối cho vay. Vì nếu chạy theo cho vay như vậy, DN phá sản, NH mất vốn.
Nhóm thứ ba có vai trò quan trọng trong thành công của đề án này đó là cơ quan quản lý, định chế trung gian. Như hiện tại, với vai trò quản lý, NHNN đang thực hiện tổ chức nhiều Hội thảo liên quan đến vấn đề này nhằm thúc đẩy NH cải tiến trong cho vay, tiếp cận vốn…
Ngoài cơ quan quản lý, các định chế trung gian từ các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ cũng có thể đứng ra để hỗ trợ. Ví dụ như ra mắt trung tâm tư vấn DN với mục tiêu phi lợi nhuận. Qua trung tâm này sẽ hỗ trợ các DN hiểu biết hơn về các sản phẩm dịch vụ, xây dựng phương án, cách thức kinh doanh, nâng cao năng lực điều hành, tăng khả năng tiếp cận vốn... Đối với DN lớn thì điều này không khó nhưng đây lại là vấn đề rất khó khăn đối với DNNVV hoặc những DN khởi nghiệp.
Với các trung tâm như trên có thể thành phố đứng ra làm, kêu gọi các tổ chức tham gia hỗ trợ vốn. Tôi nghĩ rằng, NH cũng có thể là nhà tài trợ cho các trung tâm này. Vì, qua các trung tâm trên, NH tìm thấy được những DN kinh doanh nghiêm túc, làm ăn bài bản sẽ yên tâm hơn, từ đó, khoảng cách tiếp cận vốn giữa DN với NH thu hẹp lại…
Cuối năm nhu cầu vay vốn của DN tăng. CPI tháng 10 cũng tăng mạnh, theo ông, điều này có tác động đến giá vốn NH?
Đúng là lạm phát và lãi suất có mối quan hệ khá chặt chẽ. Lạm phát là chỉ số quan trọng để NH tính toán bài toán lãi suất. Nhưng mấy năm nay, biến động lãi suất không phụ thuộc nhiều vào lạm phát mà là từ hoạt động tài chính, sức khỏe NH, DN. Hơn thế, lãi suất thực dương hay nói cách khác là khoảng cách giữa lạm phát và lãi suất tiền gửi NH còn khá cao nên lãi suất khó có thể đẩy lên.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng
