Tăng giá điện: Doanh nghiệp phải chấp nhận và đẩy mạnh tiết kiệm
![]() |
Tổng Công ty may 10 sẽ đẩy mạnh việc tiết kiệm điện |
Do áp lực chi phí phát điện tăng cao
Các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp đã đưa ra cái nhìn đa chiều tại buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Điều chỉnh giá điện, nhìn từ nhiều phía” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, sáng 21/3.
Là đối tượng chịu tác động trực tiếp của đợt tăng giá điện thêm 8,36% từ ngày 20/3, ông Bạch Thăng Long - Phó tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, trong kế hoạch kinh doanh, chúng tôi đã nhận thấy nhu cầu sử dụng điện của doanh nghiệp cũng như người dân liên tục tăng, chi phí của ngành điện tăng theo, do đó doanh nghiệp cũng dự báo được việc tăng giá điện sẽ đến.
“Chính vì, doanh nghiệp dự báo và tính toán trước nên chúng tôi không bất ngờ khi giá điện điều chỉnh tăng lần này.” – ông Long cho biết.
Theo lãnh đạo của Tổng Công ty May 10, với chi phí điện tăng thì doanh nghiệp phải chịu áp lực thay đổi công nghệ sản xuất, kinh doanh để tiết kiệm nhiên liệu, nâng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhất là với doanh nghiệp đang sản xuất ở mức độ thấp, cần phải đổi mới về công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất, giảm thời gian, giảm tiêu thụ điện năng, tận dụng tối đa năng lượng thiên nhiên để tăng sức cạnh tranh.
“Tại May 10, chúng tôi tuyên truyền trong toàn công ty việc tiết kiệm điện. Cùng với đó quy trình sản xuất, kinh doanh, đầu tư, phải cải tiến, phương thức quản lý thay đổi để giảm tiêu thụ điện như sử dụng đèn led, đèn tiết kiệm điện…” – ông Long chia sẻ.
“Chúng tôi cũng không muốn tăng giá điện”, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết tại Tọa đàm vì theo ông về nhà chúng tôi cũng phải trả tiền điện nên thế sẽ cố gắng điều hành hệ thống điện tối ưu hơn nữa để không gây sức ép tăng giá điện.
Tuy nhiên, ông Tri cũng liệt kê hàng loạt yếu tố buộc phải điều chỉnh giá điện lần nay như: điện thương phẩm tăng, một số hồ miền Trung, miền Nam khô hạn nước, điều chỉnh giá khí, giá than theo thị trường…, nên rất áp lực.
Cần tiếp tục đẩy mạnh minh bạch thông tin
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) chia sẻ thêm: giá than bán cho điện sản xuất tăng từ 2,61% đến hơn 7% tuỳ từng loại than, tăng chi phí phát điện lên hơn 3.000 tỷ đồng. Giá than năm nay được điều chỉnh đồng thời với giá điện hôm 20/3 than của TKV tăng hơn 3% và Tổng công ty Đông Bắc hơn 5% tăng hơn 2.000 tỷ đồng. Một số nhà máy điện của EVN và nhà máy điện ngoài sử dụng than trộn trong nước và nhập ngoại, là than mua của TKV tăng khoảng hơn 1.900 tỷ đồng.
Đối với khí, trước ngày 20/3 có 2 loại khí, cùng ngày điều chỉnh giá điện, toàn bộ khí bán cho nhà máy điện bao gồm trong và trên bao tiêu đều thực hiện theo giá thị trường.
Cũng theo ông Tuấn, hiện cả nước có khoảng 25,8 triệu khách hàng dùng điện sinh hoạt, tính theo 6 bậc thang. Tuy nhiên, các hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ 50.340 đồng/tháng. “Hiện cả nước có 2,11 triệu hộ nghèo, hộ chính sách, mỗi năm ngân sách đều hỗ trợ tiền điện cho các đối tượng này 1.274 tỷ đồng,” ông Tuấn thông tin.
Với các hộ dùng điện cho kinh doanh (khoảng 443.000 hộ), sẽ phải chỉ trả binh quân thêm 500.000 đồng/khách hàng mỗi tháng.
Theo lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực, cả nước có hơn 1,4 triệu khách hàng sản xuất. Với mức tăng trên, bình quân mỗi tháng một hộ phải trả 12,39 triệu đồng, tăng thêm 869.000 đồng/hộ.
TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu xét ở trên nhiều góc độ thì tăng giá điện lần đã được tính toán để không tác động tới lạm phát, kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, ông Lực cho rằng, về lâu dài chúng ta nên tính toán sửa Luật Điện lực, để bỏ đi bù chéo, bởi hiện người tiêu dùng đang bù chéo cho lĩnh vực điện công nghiệp.
“Người dân luôn mong muốn giá và chất lượng sản phẩm hợp lý. Quan sát cho thấy ngành điện cũng có nhiều cải tiến trong khoảng 5 năm qua và đã thực hiện kiểm toán độc lập, xếp hạng tín nhiệm quốc tế, thể hiện sự minh bạch.
Với người dân thì mong muốn thông tin minh bạch hơn và chuẩn hóa thông tin dễ hiểu để người dân biết vì sao phải tăng giá điện cũng rất quan trọng. Đặc biệt là truyền thông cần đẩy mạnh nhưng phải giảm trừ kênh không chính thống dẫn tới người dân chưa hiểu hết được. “Theo tôi minh bạch là tính thời điểm và nội dung thông tin là rất quan trọng trong thời điểm này,” ông Lực nói.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
