Tăng độ phủ hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
92,6% doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn điện tử Tăng cường quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử |
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 6/2023 trên cả nước có gần 26.000 cơ sở kinh doanh đã áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Trong đó, có 54/63 tỉnh, thành phố đã đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu 30% hết quý II/2023. Số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã phát hành lũy kế trong hơn 6 tháng kể từ khi bắt đầu triển khai là 10,36 triệu hóa đơn.
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân, Tổng cục Thuế cho biết, mặc dù ngành thuế đã quyết liệt trong hoạt động triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nhưng thời gian qua do còn có những quy định chưa bắt buộc người bán phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho người mua. Theo đó, có thể cho phép sử dụng đồng thời nhiều hình thức hóa đơn điện tử vì thế số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền phát hành chưa sát thực tế.
Để thúc đẩy triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, theo bà Lan Anh, Tổng cục Thuế sẽ tổ chức sơ kết toàn ngành về triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để nắm bắt khó khăn, vướng mắc, đánh giá sâu hơn về thực trạng triển khai trong thời gian qua; xác định nguyên nhân. Từ đó đề xuất giải pháp cho những tháng cuối năm 2023 để hoàn thành đúng mục tiêu yêu cầu.
Ông Thái Minh Giao, Phó cục trưởng phụ trách Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, tính đến hết ngày 3/7, số lượng người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là gần 3.300 (trong đó bao gồm 2.481 doanh nghiệp và 794 hộ kinh doanh), đạt 49% so với kế hoạch.
![]() |
Hiện vẫn chưa có quy định bắt buộc người bán phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền |
Hiện nay, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục rà soát danh sách doanh nghiệp, hộ kinh doanh có mã ngành đăng ký kinh doanh quản lý trên ứng dụng TMS thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để tiếp tục đưa vào kế hoạch triển khai. Số liệu đang rà soát là khoảng 22.500 doanh nghiệp và 2.600 hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Ông Giao cho biết, trong tháng 6 vừa qua Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã tham gia Lễ hội “Không tiền mặt” do ngành Ngân hàng tổ chức. Tại chương trình này, cơ quan thuế đã tích cực truyền thông đến trên 2.000 cá nhân, gia đình khi tham gia lễ hội để biết thêm về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Ngoài ra ngành thuế thành phố đã tham gia chương trình “Hóa đơn may mắn”…
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu triển khai vẫn còn gặp phải không ít khó khăn do hầu hết doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đều đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định hiện hành vẫn cho phép một người nộp thuế được đồng thời sử dụng nhiều hình thức hóa đơn điện tử, chứ chưa có quy định bắt buộc hoạt động kinh doanh bán hàng, cung ứng dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng phải sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.
Cũng theo cơ quan thuế, một số trường hợp người nộp thuế (phần lớn là hộ kinh doanh) còn e ngại về chi phí nâng cấp, chuyển đổi phần mềm ứng dụng của các máy tính tiền tại từng điểm bán hàng để đồng nhất việc xuất hóa đơn trên toàn hệ thống, nhất là đối với các mô hình chuỗi, siêu thị.
Vì thế, thời gian tới ngành Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ đề xuất Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế sớm đưa quy định vào các văn bản pháp quy để bắt buộc người nộp thuế thuộc đối tượng áp dụng phải thực hiện theo quy định. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để tăng độ phủ của hóa đơn điện tử khởi tạo tử máy tính tiền.
Theo ghi nhận từ phía doanh nghiệp, hiện nay tâm lý e ngại phát sinh thêm các chi phí liên quan đến hoạt động xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền là tâm lý khá phổ biến. Nhiều ý kiến cho rằng, các gói hóa đơn từ các nhà cung cấp hiện tại trên thị trường được ấn định chi phí cố định và giới hạn tối đa 100 hóa đơn/năm. Nếu chia bình quân, mỗi hóa đơn được xuất ra có chi phí từ 5.000-10.000 đồng. Như vậy chi phí vận hành doanh nghiệp sẽ bị đội lên.
Tuy nhiên, theo một số nhà cung cấp hóa đơn điện tử, hiện nay có nhiều gói dịch vụ có số lượng hóa đơn tương đối lớn và doanh nghiệp chỉ phải chi trả vài trăm đồng cho một hóa đơn được xuất ra. Ví dụ thực tế trên hóa đơn điện tử an toàn MIFI, với nhiều gói giải pháp 200-700-2000 hóa đơn cho các doanh nghiệp bán dưới 5 đơn/ngày, thì số tiền thực sự phải chi cho một hóa đơn chỉ khoảng vài chục đến vài trăm đồng. Đối với một số gói dịch vụ mà doanh nghiệp chưa sử dụng hết số lượng hóa đơn của đơn vị bán ra, các nhà cung cấp cũng cho phép doanh nghiệp bảo lưu số lượng hóa đơn cho kỳ sử dụng tiếp theo. “Vì vậy giá không phải là vấn đề khiến doanh nghiệp phát sinh thêm nhiều chi phí”, đại diện một nhà cung cấp hóa đơn điện tử tại TP. Hồ Chí Minh nói.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
