Tăng cường kỷ luật tài chính để giảm bội chi, nợ công
![]() | Trong khó khăn, kết quả bội chi, nợ công vẫn là điểm sáng |
![]() | Nợ công giảm mạnh, bội chi ngân sách nhà nước dần được kiểm soát |
![]() | Tăng trưởng có thể chỉ 2%, nợ công lên tới 59% |
Mục tiêu ngân sách nhà nước cơ bản hoàn thành
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng, những thành tựu kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 là rất to lớn, kể cả khi nó bị che mờ đi một phần bởi tình hình dịch bệnh, thiên tai, bão, lũ. Trong những thành tựu đó thì những kết quả trên lĩnh vực tài chính ngân sách là rất quan trọng, đó là cơ sở để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. “Mặc dù bức tranh tài chính ngân sách năm 2020 có kém hơn nhưng nhìn tổng thể cả giai đoạn thì cũng là một sự cố gắng và có sự vững chắc hơn so với giai đoạn trước”, ông Lâm nhận định.
Tuy nhiên về kế hoạch tài chính 5 năm tới, theo đại biểu Trần Văn Lâm, chính sách thu cần được điều chỉnh bởi thực tế thời gian qua, quá trình hội nhập sâu rộng kinh tế đã ảnh hưởng nhiều tới cơ cấu thu ngân sách như việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan, nhưng chính sách thu hầu như không có nhiều điều chỉnh lớn, khả năng huy động ngân sách bị giảm tương đối, phát sinh nhiều bất hợp lý, bất bình đẳng trong đóng góp vào ngân sách.
![]() |
Ảnh minh họa |
Dẫn chứng quan điểm này, đại biểu cho biết thị trường bất động sản phát triển mạnh, trở thành kênh đầu tư sinh lời lớn, chiếm dụng nguồn lực kinh tế không nhỏ nhưng chính sách thuế không theo kịp để điều chỉnh, số nộp ngân sách từ lĩnh vực này không tương xứng hoặc những chính sách về thuế môi trường đang có nhiều bất hợp lý cần phải điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu gia tăng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Hay với nguồn thu từ đất, thời gian qua nguồn thu này đã hỗ trợ các địa phương đầu tư phát triển. Tuy nhiên, để sử dụng tối ưu nguồn lực, huy động hợp lý, khai thác bền vững, lâu dài thì lại đang có vấn đề…
Cùng với đó, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ giai đoạn tới cần phải siết chặt hơn nữa kỷ cương, kỷ luật tài chính công, nâng cao chất lượng dự toán, thanh quyết toán, sớm khắc phục tình trạng ngân sách các cấp kết dư chuyển nguồn lớn, giải ngân đầu tư công chậm chạp, khó khăn, trong khi nền kinh tế thì khát vốn hoặc các nguồn lực thì nằm yên trong két sắt, một sự lãng phí không nhỏ.
Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) cũng cho rằng, nhiệm kỳ 2016-2020 ngành tài chính đã huy động được 23,5% GDP từ thuế phí vào NSNN, vượt chỉ tiêu đề ra là không dưới 23%; song, theo quy mô GDP tính mới thì chỉ được 15% đến 16%. Trong khi đó, nhiệm vụ thu NSNN trong 5 năm tới, Chính phủ phấn đấu huy động từ thuế phí vào NSNN từ 20% đến 21% GDP, theo cách tính GDP hiện hành phải là từ 28% đến 30%. Do vậy, để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này, Chính phủ, Quốc hội cần có quyết tâm rất cao, và cần sớm sửa đổi, bổ sung các chính sách về thu nói chung và các luật thuế nói riêng để đảm bảo được tính trung lập của thuế, mở rộng cơ sở thuế đảm bảo bao quát hết nguồn thu NSNN. Đồng thời cần có cơ chế mạnh hơn nữa với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Cốt yếu là quản lý nợ công hiệu quả
Từ năm 2021, Chính phủ dự kiến sẽ điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế tổng hợp GDP sẽ làm tăng quy mô GDP thêm 25,4%. Nhiều đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh này là cần thiết để đánh giá sát đúng thực tế, từ đó có thể ra các quyết định quản lý hiệu quả hơn trong điều hành vĩ mô. Tuy nhiên, khi thay đổi như vậy thì các chỉ số về an ninh tài chính, nợ công cần được tính toán lại để vẫn đảm bảo vững chắc nền tài chính quốc gia, đồng thời có thể tạo ra dư địa lớn hơn để huy động nguồn lực cho phát triển. Đây là vấn đề mà cử tri rất quan tâm đề nghị Chính phủ làm rõ để nhân dân yên tâm và Quốc hội giám sát chặt chẽ.
Ở góc nhìn của mình, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho biết, kinh nghiệm các nước, trải qua giai đoạn phát triển thành công cho thấy vấn đề không phải là Chính phủ đi tìm cách để làm, để hạ thấp tỷ lệ nợ công mà vấn đề cốt yếu là phải làm thế nào để quản lý nợ công một cách có hiệu quả. Các nhà quản trị giỏi, không phải lấy người chỉ biết tiêu tiền của mình mà quan trọng là phải biết dùng tiền người khác để nó sinh sôi, nảy nở ngay trong tay mình.
“Chúng ta đang chuyển sang giai đoạn là thu hút FDI có chọn lọc và tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở đây đang giảm xuống một mức khá thấp. Do vậy, chúng ta cần phải nghĩ đến chiến lược đi huy động nguồn tiền bên ngoài vào để các DN, các tập đoàn trong nước vay để tự đầu tư, kinh doanh sẽ có hiệu quả hơn nhiều lần so với chúng ta dựa vào các nguồn vốn đầu tư FDI...”, đại biểu Cường nhấn mạnh.
Trong khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, có cử tri băn khoăn việc điều chỉnh quy mô kinh tế để có thể nâng cao một loạt tiêu chí như bội chi ngân sách, nợ công và nợ nước ngoài. Việc này tạo ra dư địa cho vay nợ và chi ngân sách, nhưng cũng có thể là dư địa cho lãng phí, kém hiệu quả hay tham nhũng trong đầu tư công. Bởi vậy theo đại biểu, nếu cần nâng trần vì những khó khăn khách quan như Covid-19 thì chúng ta nâng trần. Điều cốt tử của vấn đề ngân sách là tạo ra nguồn thu, kiểm soát thu chi, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
